Sales Executive là gì? Kỹ năng cần có để trở thành sales executive chuyên nghiệp

Sale executive là một nhân viên cấp cao của phòng kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp. Để thăng tiến lên vị trí này, bạn cần phải có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, cụ thể là tư vấn bán hàng cho công ty. Vậy sale executive là gì? Những kỹ năng cần thiết của sale executive?

Sale executive là gì?

Sale executive còn được gọi là nhân viên kinh doanh và giữ một vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Bạn sẽ là người đảm nhận và điều hành công việc kinh doanh ở một bộ phận hay một chi nhánh bán hàng của công ty. Bên cạnh đó, sale executive sẽ phối hợp với cấp trên và đưa ra những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý những nhân viên cấp dưới của mình (salesman), đào tạo, phân bổ công việc cho nhân viên, đồng thời giám sát và đưa ra những đánh giá cho từng nhân viên.

Kỹ năng mà sale executive phải có là gì?

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn của ngành sale bạn sẽ được đào tạo bài bản ở các trường đại học, hơn nữa bạn có thể tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thông qua quá trình cọ xát, trải nghiệm công việc thực tế của bạn. Chẳng hạn, để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi, bạn phải có kỹ năng giao tiếp với khách hàng hiệu quả, kỹ năng thuyết phục cũng như đàm phán để ký kết hợp đồng.

Kỹ năng lắng nghe

Là nhân viên sale executive, bên cạnh giao tiếp hiệu quả, bạn cần phải biết cách lắng nghe khách hàng. Lắng nghe không đơn giản là bạn chỉ nghe khách hàng nói, mà quan trọng hơn là bạn phải hiểu được nhu cầu và nắm được tâm lý của họ. Luôn cân nhắc xem khách hàng gặp những vấn đề gì mà từ chối mua sản phẩm, hãy giải đáp thỏa đáng và mang lại những lợi ích cho khách hàng thì họ sẽ tin tưởng và mua sản phẩm của bạn.

Song song với đó, bạn cũng phải biết cách lắng nghe nhân viên của mình. Hãy thường xuyên trau đổi những vấn đề trong công việc với họ, qua đó bạn sẽ hiểu được nhân viên gặp những khó khăn gì trong quá trình làm việc, đồng thời có thể thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn.

Kỹ năng điều hành quản lý

Ngoài chuyên môn là một nhân viên kinh doanh, sales executive còn đảm nhận công việc hướng dẫn và quản lý nhân viên cấp dưới. Kỹ năng điều hành và quản lý sẽ giúp bạn đưa ra được những định hướng kế hoạch phát triển tốt cho từng nhân viên và giúp công ty có thể đạt được doanh số như đã đề ra. Ngoài ra, sale executive phải biết cách xây dựng một môi trường làm việc sáng tạo, năng động, nhằm khuyến khích nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng là một công việc quan trọng đối với người làm kinh doanh. Theo đó, khi đã có mạng lưới khách hàng rộng khắp, bạn sẽ dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới của mình đến với họ. Không chỉ mua hàng, họ sẽ là người giới thiệu sản phẩm của bạn đến những khách hàng tiềm năng khác như người thân, bạn bè… Tuy nhiên, để xây dựng mối quan hệ với khách hàng là không hề dễ dàng. Điều quan trọng là bạn phải biết cách tạo dựng niềm tin với họ. Theo đó, hãy luôn đặt mình vào vị trí khách hàng, tư vấn một cách cởi mở và chân thành, họ sẽ cảm thấy ấn tượng bởi sự nhiệt tình từ bạn.

Là một sales executive, bạn phải coi trọng khâu chăm sóc khách hàng, thường xuyên giúp đỡ họ nó có khó khăn trong quá trình sử dụng sản phẩm, qua đó, bạn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được mạng lưới khách hàng thân thiết và ổn định cho công ty.

Sale executive là một vị trí việc làm hấp dẫn vì thế thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ sales executive là gì đúng không nào? Nếu bạn yêu thích công việc này, thì đừng quên trau dồi kỹ năng kinh nghiệm làm việc của mình ngay từ bây giờ nhé!

Mục Tiêu Của Chiến Dịch Quan Hệ Công Chúng

Quan hệ công chúng liên quan đến việc quản lý truyền thông giữa cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác và công chúng. Một số hoạt động có thể bao gồm trong chiến dịch quan hệ công chúng là làm việc với các phương tiện truyền thông, phát biểu tại các sự kiện và hội nghị, xử lý quản trị danh tiếng và các vấn đề khủng hoảng, truyền thông nhân viên giữa các công ty, lập kế hoạch và triển khai các phương tiện truyền thông xã hội. Các chiến dịch là một phần không thể tách rời của các quan hệ công chúng hiệu quả, dựa vào kế hoạch và quản lý toàn diện.

Phân tích tình huống

Trước khi bắt đầu chiến dịch quan hệ công chúng, hãy tính đến tình hình hiện tại của tổ chức, công ty hay cá nhân. Nếu có một vấn đề cụ thể cần được giải quyết, ví dụ như tình hình khủng hoảng, đó sẽ là điểm nhấn của chiến dịch. Nếu mục đích đơn giản là để chiếm thị phần và tầm nhìn, thì sẽ rất thận trọng khi xem xét việc công ty nhận thức được khách hàng và công chúng như thế nào. Tất cả mọi thứ đang diễn ra trong và ngoài tổ chức cần được tính toán trong quá trình phát triển chiến dịch quảng cáo.

Xác định mục tiêu

Sau khi tình hình được phân tích, xác định các mục tiêu chính xác của chiến dịch quảng cáo. Viết ra các mục tiêu cụ thể mà tất cả mọi người trong nhóm đều có thể hiểu được rõ ràng. Xem xét các yếu tố như vấn đề ngân sách và thời gian, tất cả các mục tiêu đều có thể đạt được một cách hợp lý. Với các nguồn lực sẵn có, mỗi mục tiêu cần phải thực tế. Cuối cùng, cần xây dựng một thời gian để giúp theo dõi từng bước khách quan.

Nhận diện nhóm công chúng

Xác định các nhóm công chúng mục tiêu mà công ty muốn tác động bằng thông điệp truyền thông. Ví dụ: xác định nhóm nào quan tâm đến vấn đề cần truyền đạt hoặc nhóm mà bạn muốn làm họ chú ý đến. Một số thông tin này sẽ trở nên rõ ràng trong khi tiến hành phân tích tình huống. Để tìm ra nơi mà công chúng mục tiêu tồn tại, hãy thực hiện các tìm kiếm từ khoá online. Điều này có thể tiết lộ các nhóm và vị trí cụ thể để nhắm mục tiêu trong giai đoạn truyền tải tin tức của kế hoạch. Trong khi xác định các nhóm công chúng, hãy nhận diện thái độ của từng người đối với tình huống hoặc tổ chức của bạn nói chung. Điều này sẽ cho phép bạn điều chỉnh thông điệp cho phù hợp.

Tạo tài liệu đa diện

Thiết kế các vật liệu có thể có nhiều mục đích cho việc phân phối. Ví dụ, thực hiện thông cáo báo chí với những thông điệp có ý nghĩa liên quan đến các hoạt động của tổ chức. Viết các bài báo có chứa thông tin hữu ích cho khách hàng tiềm năng. Sử dụng dữ liệu được tìm được thông qua việc kiểm tra ý kiến của công chúng về tổ chức của bạn, nhấn mạnh những điều tích cực và mối quan tâm của công chúng để điều chỉnh cho phù hợp. Tạo video ngắn để đăng tải trên trang web và mạng xã hội của công ty. Hãy xem xét việc sản xuất bản tin trực tuyến hoặc gửi thư cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Phân phối và truyền đạt thông tin

Tìm cơ hội để thảo luận về những gì mà công ty đã làm để giúp cộng đồng. Tham dự các sự kiện mà tập trung vào các hoạt động tích cực cho khách hàng tiềm năng. Viết về mỗi hoạt động mà tổ chức tham gia và đăng lên nó trên trang web của công ty, trong blog và trong các thông cáo báo chí. Xuất bản các bài viết trên các ấn phẩm địa phương, quốc gia và trực tuyến. Phân phối thông tin trên nhiều phương tiện truyền thông như các trang mạng xã hội. Tiếp cận nhắm đối tượng mục tiêu thông qua các tạp chí trực tuyến, các phương tiện truyền thông và bằng các thông báo bản tin.

Nhu Cầu Khách Hàng Và Marketing

Người ta thường bắt đầu kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Marketing hỗ trợ công ty bằng cách làm cho khách hàng chú ý đến các sản phẩm và dịch vụ, Marketing thiết lập lên tất cả các quy trình liên quan đến việc làm cho sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Các công ty phải đảm bảo rằng nhu cầu khách hàng và chiến lược marketing gắn kết với nhau.

Tầm quan trọng

Nhu cầu khách hàng và marketing là mối quan tâm rất lớn đối với tất cả các công ty. Khi những nhu cầu này thay đổi theo thời gian thì những thông điệp marketing cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ, theo trang Vision.com, vào đầu những năm 1950, khi người tiêu dùng trở nên quan tâm đến các vấn đề sức khoẻ liên quan đến đường thì nhu cầu về sô đa dành cho người ăn kiêng đã tăng lên về chi phí cho sô đa thông thường. Các công ty đã phải nhanh chóng thay đổi chiến lược marketing đối với các loại đồ uống dành cho người ăn kiêng.

Khảo sát nhóm

Thật không may cho các marketer, mỗi người tiêu dùng lại có mong muốn, thị hiếu và nhu cầu khác nhau. Thấu hiểu động cơ thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu khác không phải lúc nào cũng dễ dàng. Một chiến thuật marketing mà các công ty sử dụng để hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng là tiến hành khảo sát nhóm. Theo bài báo đăng vào năm 2008 của Lars Perner về “Hành vi tiêu dùng: Tâm lý Markeitng” trên trang consumerpsycholgist.com, khảo sát nhóm, tập hợp người tiêu dùng đưa ra ý kiến về sản phẩm, việc này rất hữu ích trong việc hiểu các vấn đề chính yếu ảnh hưởng đến sự lựa chọn thương hiệu của người tiêu dùng.

Các loại khảo sát

Các công ty cũng sử dụng khảo sát nghiên cứu thị trường để thấu hiểu hơn nhu cầu khách hàng. Những bài khảo sát này có thể gồm gọi điện, gửi mail, Internet, hoặc thậm chí là phỏng vấn từng người. Các nhà quản lý nghiên cứu thị trường sẽ thiết kế bảng câu hỏi để xác định sở thích của người tiêu dùng. Kết quả khảo sát là một công cụ quan trọng đối với việc định ra hỗn hợp sản phẩm và dòng sản phẩm của công ty.

Xác định nhu cầu khách hàng

Sau khi các công ty xác định được nhu cầu khách hàng và phát triển sản phẩm, sau đó họ phải quảng cáo và phân đối sản phẩm của mình. Một chức năng quan trong của marketing tiêu dùng là xác định các yếu tố nhân khẩu học cốt lõi của người tiêu dùng. Công ty có thể tiếp cận khách hàng tốt hơn thông qua quảng cáo nếu họ biết giới tính, độ tuổi, thu nhập, qui mô gia đình và thậm chí là nghề nghiệp của khách hàng.

Ngăn chặn/Giải pháp

Những công ty đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng cùng với các nỗ lực tiếp thị thường có thể đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Các doanh nghiệp thành công nhất sẽ đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng trên cơ sở liên tục, để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng.

 

Làm thế nào để xây dựng kế hoạch quan hệ công chúng

Việc thu hút các kế hoạch quan hệ công chúng có thể giúp doanh nghiệp truyền rộng rãi thông điệp của mình, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu. Kế hoạch thành công sẽ giúp công ty đi xa hơn nhiều so với việc thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Trên thực tế, các chiến dịch quan hệ công chúng thường khó tiếp cận và phức tạp hơn nhiều.

Khách hàng đòi hỏi kế hoạch chiến lược, tư duy sáng tạo, lập ngân sách thông minh và khả năng đối phó với những tình huống không lường trước. Quan hệ công chúng là một lĩnh vực xây dựng danh tiếng rất hào hứng và vui nhộn. Nhưng nó cũng đòi hỏi tính kỷ luật và tinh thần “can-do” để đạt được thành công.

Xác định các mục đích và mục tiêu kế hoạch quan hệ công chúng của bạn.

Thông thường, chủ doanh nghiệp cho rằng mục tiêu của họ là “nâng cao nhận thức” trong khi họ thực sự muốn đạt được nhiều hơn thế nữa. Là chủ doanh nghiệp, bạn muốn làm nhiều hơn là chỉ đơn thuần nâng cao nhận thức về doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu chính của bạn là tăng doanh thu và lợi nhuận. Mục tiêu đó phải là trọng tâm chính của kế hoạch PR của bạn.

Xác định đối tượng mục tiêu của bạn, hoặc “công chúng mục tiêu của bạn”.

Điều này bao gồm không chỉ các phương tiện truyền thông, có thể giúp bạn truyền bá thế giới về doanh nghiệp của bạn; Nó cũng bao gồm các bên liên quan, khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, nhà cung cấp và các đại lí khác, thành viên cộng đồng, lãnh đạo công ty và nhân viên.

Chuyển những người này vào cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin liên lạc đầy đủ của họ. Bạn có thể cần liên hệ với công chúng của bạn một vài lần trong suốt chiến dịch – gửi lời mời, lời nhắc và cảm ơn chân thành – chưa kể đến những nỗ lực tiếp cận vượt xa tương lại.

Phát triển các chiến lược và chiến thuật kế hoạch quan hệ công chúng, hiểu rằng hai thứ này rất khác nhau.

Ví dụ: chiến lược của bạn có thể là thúc đẩy việc khai trương tòa nhà mới cho cho công ty. Các chiến thuật mà bạn có thể sử dụng có thể bao gồm việc tổ chức lễ cắt băng khánh thành và mời các phương tiện truyền thông địa phương và các quan chức chính phủ, tài trợ một bữa tiệc ngoài trời cho khách hàng tiềm năng và những người thuê để nhà kinh doanh gần đó, và khởi động một chiến dịch email cộng đồng.

Phát thảo các thông điệp chính trong kế hoạch quan hệ công chúng.

Hãy chắc chắn rằng chúng phù hợp nhưng không nhất thiết phải giống nhau giữa các công chúng mục tiêu. Ví dụ: bạn có thể cho khách hàng tiềm năng biết rằng phần bổ sung xây dựng mới sẽ cho phép bạn phục vụ nhiều khách hàng hơn và trong thời gian dài hơn. Bạn cũng có thể gửi thông điệp này đến cộng đồng nói chung, chia sẻ với họ rằng bạn sẽ có thể thuê nhiều nhân viên hơn, điều này sẽ cải thiện nền kinh tế địa phương.

Lên ngân sách cho kế hoạch quan hệ công chúng.

Hãy thực tế và hoạch định tiền cho những sự cố không lường trước được. Ví dụ: bạn có thể lên kế hoạch cho một bữa tiệc ngoài trời cộng đồng kéo dài trong bốn giờ đồng hồ và mua thực phẩm, đồ uống và món tráng miệng cho phù hợp.

Nhưng nếu có thêm nhiều người đến sau bốn giờ, bạn có thể quyết định mở rộng sự kiện này – với tinh thần thiện chí – thêm hai giờ nữa. Vì lý do này, bạn nên cộng thêm 10% vào ngân sách quan hệ công chúng.

Xây dựng danh sách công việc chi tiết và thời gian biểu để bạn có thể thực hiện chiến thuật quan hệ công chúng với hiệu quả tối đa. Sự thành công của kế hoạch quan hệ công chúng của bạn sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng của bạn nhằm kịp deadline.

Lập kế hoạch khủng hoảng.

Ví dụ, hãy nghĩ đến kế hoạch dự phòng nếu có cơn bão phá tan bữa tiệc ngoài trời của bạn và buộc khách mời phải tham dự trong nhà.

Xem đi xem lại lại danh sách công việc và thời gian biểu trong suốt chiến dịch, thực hiện các điều chỉnh nếu cần.

Quan hệ công chúng rất dễ thay đôit. Bạn phải sẵn sàng sửa đổi kế hoạch của mình khi điều kiện bảo đảm.

Dàn dựng các sự kiện cho nỗ lực marketing sắp tới.

Chụp ảnh hoặc quay video sự kiện, vì những hình ảnh này có thể được sử dụng trên trang web của bạn và trong các ấn phẩm quảng cáo trong tương lai.

Chức năng và nhiệm vụ của truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ là phương pháp truyền thông với mục tiêu chính nhằm đảm bảo chức năng thông suốt các hoạt động của một tổ chức. Truyền thông nội bộ thực hiện nhiều chức năng khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ thảo luận một vài chức nay cơ bản của truyền thông nội bộ.

– Hỗ trợ trong việc ra quyết định: Quản trị nhằm đưa ra quyết định trong các lĩnh vực khác nhau với mục đích thông suốt các hoạt động tổ chức. Truyền thông nội bộ giúp ban quản trị đưa ra các quyết định phù hợp và kịp thời bằng cách cung cấp thông tin trong các lĩnh vực liên quan.

– Quản lý điều phối và quản lý hợp tác: Có nhiều phòng ban trong một tổ chức và có sự phối hợp giữa các phòng ban này với nhau để thiết lập bầu không khí đồng nhất trong tổ chức. Truyền thông nội bộ tạo điều kiện cho việc phối hợp và hợp tác bằng cách liên kết các phòng ban khác nhau thông qua các thông tin thích hợp. Việc nâng cao hiểu biết và tăng cường hợp tác đảm bảo cho sự phối hợp nhịp nhàng, đồng thời, truyền thông nội bộ còn nâng cao quá trình phối hợp bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết.

– Khơi dậy nguồn cảm hứng: Nhà quản trị tạo cảm hứng giữa các nhân viên thông qua truyền thông nội bộ. Các nhà lãnh đạo cấp cao luôn luôn cố gắng truyền đạt với cấp dưới để họ có thể làm việc tích cực và đạt được mục tiêu của tổ chức.

– Gia tăng tinh thần của nhân viên: Tinh thần ở đây là tinh thần cá nhân, tinh thần tập thể và tinh thần của nhân viên liên quan đến sự lắng nghe và niềm tin. Tinh thần làm việc thấp làm cho nhân viên cảm chán nản và thất vọng.

Nhà quản trị luôn cố gắng nâng cao tinh thần của nhân viên thông qua truyền thông nội bộ làm cho họ nghĩ rằng mình là một thành phần quan trọng của tổ chức.

– Hỗ trợ lập kế hoạch: Lập kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng nhất trong việc quản trị. Truyền thông nội bộ tạo thuận lợi cho quy trình lập kế hoạch bằng cách cung cấp thông tin, quan điểm, ý tưởng, hậu cần… từ các lĩnh vực khác nhau trong và ngoài tổ chức.

Nếu không có hệ thống thông tin liên lạc thích hợp thì các kế hoạch sẽ không được vạch ra và tiến hành hiệu quả.

– Tạo động lực: Tạo động lực cho người nhận đáp ứng nguyện vọng là chức năng quan trọng của truyền thông. Trong truyền thông tổ chức, nhiệm vụ chính của truyền thông nội bộ là thúc đẩy nhân viên làm việc hòa thuận để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

– Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin giữa các phòng ban bên trong tổ chức là một chức năng quan trọng của truyền thông nội bộ. Việc này cũng tạo điều kiện cho việc trao đổi tin tức, quan điểm, khái niệm, tâm tư, suy nghĩ, cảm xúc… giữa ban quản trị và nhân viên.

– Đánh giá hiệu quả làm việc: Đánh giá hiệu quả là một chức năng quan trọng khác của truyền thông. Truyền thông nội bộ được sử dụng làm công cụ để đánh giá hiệu suất của mọi người hoặc từng bộ phận của tổ chức.

Nếu có bất kỳ sai lệch nào giữa tiêu chuẩn quy định và thực tế, người giám sát sẽ làm rõ cấp dưới bằng cách đưa ra kế hoạch hành động khắc phục thông qua giao tiếp nội bộ.

– Kiểm soát: Kiểm soát là một chức năng quan trọng khác của quản trị và truyền thông nội bộ đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình kiểm soát này. Truyền thông nội bộ cung cấp thông tin cho ban điều hành các vấn đề khác nhau hỗ trợ việc quản lý thiết lập hệ thống kiểm soát trong tổ chức.

– Loại bỏ tin đồn: Trong một tổ chức có nhiều kiểu nhân viên khác nhau. Đôi khi có thể có tin đồn; Hoặc thông tin giả mạo có thể bị rò rỉ tạo ra trạng thái bất ổn trong nhân viên.

Nếu hệ thống truyền thông nội bộ được thiết lập tốt thì việc quản trị có thể liên tục giữ tương tác với nhân viên về mọi sự thay đổi trong tổ chức làm giảm tin đồn. Vì vậy, loại bỏ tin đồn là một chức năng quan trọng của truyền thông nội bộ.

Tóm lại, có thể nói rằng truyền thông nội bộ rất đa năng và quan trọng. Sự thành công của bất kỳ tổ chức và hoạt động kinh doanh nào phụ thuộc phần lớn vào sự thành công của hệ thống truyền thông nội bộ.

Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông trong ngành quan hệ công chúng có nhiều cách giải thích khác nhau tùy thuộc vào người mà bạn hỏi, nhưng định nghĩa cơ bản nhất là: bạn đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại về danh tiếng của công ty bạn bằng các nguồn bên thứ ba. Điều này ngược lại với quan hệ công chúng truyền thống, nơi bạn đang cố gắng thu hút sự chú ý và chấp thuận của bên thứ ba, kiếm tiền thông qua làm việc hiệu quả, thương hiệu, những hiểu biết của bạn. Khủng hoảng truyền thông được xoay chuyển tình thế bằng cách xử lý các phương tiện truyền thông tiêu cực.

Theo nhiều cách, khủng hoảng truyền thông tương tự với việc đưa ra một đám cháy (mặc dù không gì nguy hiểm bằng việc mà những người lính cứu hỏa thực thụ đang làm, và chúng ta phải nhờ đến họ). Một vụ hỏa hoạng xảy ra khi đạt đủ 3 yếu tố – nhiệt (năng lượng), nhiên liệu, và oxy hoặc chất xúc tác như oxy (tốc độ). Lấy đi một trong những yếu tố này thì lửa sẽ tắt. Các nhân viên cứu hỏa thường dập lửa bằng yếu tố nhiệt thông qua việc dùng nước, lấy đi năng lượng của nó. Đối với các đám cháy nhỏ hơn, chúng ta có thể làm giảm khả năng đốt cháy nhanh chóng bằng carbon dioxit (trong bình chữa cháy) hoặc ngăn ngọn lửa tiếp cận với nhiên liệu (bình chữa cháy bột khô).

Trong trường hợp khủng hoảng truyền thông, có lỗi gì đó đã xảy ra và thương hiệu của bạn đang “cháy”. Một việc gì đó mà bạn gây ra hoặc bạn chịu trách nhiệm – nhiên liệu, kết hợp với trào lưu của dư luận – nhiệt, năng lượng. Cộng với tốc độ phản ứng của bạn với tình huống này – chất xúc tác. Cũng như những đám cháy thực sự, nếu bạn bạn dập lửa bằng bất kì nguồn nào trên đây, thì bạn sẽ phá vỡ phản ứng dây chuyền gây cháy và lửa sẽ tự tắt.

Case Study Khủng Hoảng Truyền Thông http://cafef.vn/united-airlines-dat-thoa-thuan-den-bu-voi-bac-si-goc-viet-giau-so-tien-boi-thuong-20170428093047298.chn

Ba cách để chống lại khủng hoảng truyền thông cũng tương tự như cách chúng ta đưa vào thế giới thực những trận hỏa hoạn như vậy:

Kiến thức

Khủng hoảng truyền thông tương tự với việc ngăn cản nhiên liệu tiếp xúc với lửa. Bằng cách cung cấp đúng kiến thức và thông tin, bạn sẽ lấy đi tin đồn và tin truyền miệng. Thông thường trong một cuộc khủng hoảng, mọi người tin vào những nghi ngờ của riêng mình. Không suy đoán từ sự thật, và không tưởng tượng bằng lý trí.

Tốc độ

Khủng hoảng truyền thông giống như việc ngăn cản oxy gặp lửa. Bạn phản ứng và đáp trả càng nhanh, thì cơ hội để vượt lên và nắm quyền kiểm soát càng cao. Tốc độ rất quan trọng trong hầu hết các cuộc khủng hoảng và tránh được một vụ nổ có thể xảy ra khi chúng bị kiểm soát chậm lại và có thể quản lý được bằng cách đi trước chu kỳ tin tức và biến một câu chuyện rôm rả thành “tin cũ”.

Sở hữu

Khủng hoảng truyền thông giống như việc làm giảm nhiệt cho lửa. Chịu trách nhiệm hoặc nắm bắt một tình huống, đứng trước đám đông, và xem xét bạn đã làm hoặc những gì bạn sẽ làm để ngăn chặn sự cố xảy ra lần nữa. Điều này tránh được vòng luẩn quẩn, trong đó những người khác có thể đổ lỗi – bằng cách đứng trước nó và nắm bắt, điều duy nhất họ có thể làm là đồng ý với bạn.

Cuối cùng, giống với các đám cháy trong thế giới thực, bạn càng thực hiện hiệu quả các phương pháp khủng hoảng truyền thông này, lửa càng nhanh nhỏ lại và bạn có thể dập tắt nó nhanh hơn. Dập lửa chỉ bằng một trong ba yếu tố và nó sẽ tắt, nhưng nó có thể mất một khoảng thời gian để tắt và vẫn làm thiệt hại. Ngăn chặn một đám cháy bằng cả ba yếu tố và nó sẽ biến mất gần như ngay lập tức. Trong khủng hoảng truyền thông, hãy đứng ra chịu trách nhiệm và truyền đạt kiến thức bằng sự bình tĩnh tuyệt vời, và bạn có thể ngăn chặn lửa trong khi đó vẫn chỉ là một vài tia lửa.

Vai trò của quan hệ công chúng trong truyền thông trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Giám đốc điều hành và ban quản trị doanh nghiệp đang tranh cãi với truyền thông về các sáng kiến liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và về vai trò của phòng quan hệ công chúng trong truyền thông CSR. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai là người có khả năng truyền thông chương trình CSR hiệu quả nhất và phương pháp nào phù hợp nhất để chuyển tải thông điệp CSR của công ty.

Một số nhà quản trị truyền thống khẳng định phòng truyền thông doanh nghiệp hoặc phòng quan hệ công chúng chỉ đơn thuần quảng bá ra thị trường rằng công ty đang tự quảng cáo mình một cách tự nhiên và “đánh bóng” một vấn đề cụ thể nào đó. Một số nhà quản trị khác mà đã từng tham gia các khóa học về truyền thông lại cho rằng các bộ phận này cũng rất giỏi trong việc xử lý các vấn đề phức tạp về truyền thông liên quan đến các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hãy xem xét các chuyên gia quan hệ công chúng trong trong lĩnh vực truyền thông trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đưa ra lập luận:

– Quan hệ công chúng được xem là người truyền tải chiến lược: Trong khi lịch sử quan hệ công chúng có thể gồm nhiều góc nhìn của “công chúng” và “báo chí”, thì ngành quan hệ công chúng đã vượt ra khỏi chức năng thu hẹp mang tính chiến thuật và vươn lên định vị như là truyền thông chiến lược. Giờ đây, các chuyên viên quan hệ công chúng thực hiện vai trò như “người chỉ đạo” các chiến lược truyền thông nhằm thúc đẩy sứ mệnh quan trọng của doanh nghiệp. Các chuyên gia quan hệ công chúng có quyền sửa đổi vào bảng quyết định CSR nhằm có được những hiểu biết sâu sắc về việc xây dựng và triển khai chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, điều này sẽ gây ấn tượng với các bên liên quan chính.

– Thấu hiểu các bên liên quan trong và ngoài doanh nghiệp: Chuyên viên quan hệ công chúng thuộc vào một vị trí đặc biệt đặc trưng nhờ kiến thức phong phú về các nhu cầu biến đổi của các bên liên quan trong một chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Với lợi ích của các nguyên tắc và thực tiễn nghiên cứu âm thanh, chuyên viên PR đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về phương thức và nội dung giao tiếp với nhà đầu tư, thị trường, nhân viên và các bên liên quan lớn trong chương trình trách nhiệm xã hội.

– Truyền thông số hóa nhằm tối đa hiệu quả: Với sự bùng nổ thông tin 24/7 trên các trang mạng xã hội, blog cộng đồng trực tuyến, nhu cầu của các trang web công ty và yêu cầu bắt buộc về báo cáo xã hội, chuyên viên quan hệ công chúng có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ và truyền thông đối thoại. Các chuyên viên này có thể cung cấp những hiểu biết về chiến lược có giá trị và các nguồn lực thực tiễn cho các nhà quản lý tìm cách thông báo và nhượng quyền cho các bên liên quan.

– Các tiêu chuẩn về quy tắc đạo đức nghề nghiệp: Các chuyên viên quan hệ công chúng hiện đại hoạt động trong một môi trường truyền thông phức tạp và đôi khi rất lộn xộn điều này khó có thể thu hút các những người làm truyền thông thật thà. Các chuyên viên này luôn tuân thủ không chỉ các quy tắc ứng xử nội bộ mà còn bởi các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp bên ngoài. Việc nhìn nhận và tuân thủ các quy tắc này rốt cuộc làm tăng truyền thông CSR lên một tầm đạo đức cao hơn có thể chịu được sự kiểm soát đáng kể bên ngoài.

– Tính minh bạch và báo cáo xã hội của doanh nghiệp: Nếu CSR thực sự được gắn liền với chiến lược truyền thông doanh nghiệp, thì các chuyên viên quan hệ công chúng cung cấp nền tảng phản hồi về những yêu cầu thường xuyên của sứ mệnh công ty thông qua việc truyền thông nhất quán.

Các loại hình quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng (PR) là phương thức quản lý luồng thông tin giữa cá nhân hoặc tổ chức với công chúng. Quan hệ công chúng tạo cơ hội tổ chức hoặc cá nhân giao tiếp với công chúng mục tiêu thông qua việc sử dụng các chủ đề cộng đồng đang quan tâm và các mẩu tin mà không cần thanh toán trực tiếp. Mục đích của phòng quan hệ công chúng trong một công ty thường là thuyết phục công chúng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên liên quan khác duy trì hình ảnh nhất định liên quan đến chính công ty đó, lãnh đạo, sản phẩm hay các quyết định mang tính chính trị. Các hoạt động chung bao gồm phát biểu tại họp báo, giành các giải thưởng trong ngành, làm việc với báo chí, và truyền thông cho nhân viên.

Quan hệ với truyền thông bao gồm những việc liên quan đến giao tiếp với các phương tiện truyền thông khác nhau nhằm mục đích thông tin cho công chúng về nhiệm vụ, chính sách và phương thức thực hiện của tổ chức một cách tích cực, nhất quán và đáng tin cậy. Thông thường, điều này có nghĩa là phối hợp trực tiếp với những người có trách nhiệm làm tin tức và các tính năng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mục tiêu của quan hệ truyền thông là tối đa hóa độ bao phủ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không phải thanh toán trực tiếp thông qua quảng cáo.

Nhiều người sử dụng thuật ngữ “quan hệ công chúng” và “quan hệ truyền thông” để thay thế cho nhau; Tuy nhiên, làm như vậy là không chính xác. “Quan hệ truyền thông” là mối quan hệ mà một công ty hoặc tổ chức xây dựng, phát triển với nhà báo, trong khi “quan hệ công chúng” là việc mở rộng mối quan hệ đó ra ngoài giới truyền thông để đến với công chúng.

Quản trị quan hệ khách hàng (CMR) là mô hình được triển khai rộng rãi nhằm quản lý sự tương tác của công ty với người tiêu dùng, khách hàng và khách hàng tiềm năng. Phương thức này bao gồm việc sử dụng công nghệ để tổ chức, tự động hóa và đồng bộ hóa quy trình kinh doanh – không những cho hoạt động bán hàng, mà còn cho marketing, dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật. Mục tiêu chung là tìm kiếm, thu hút và giành được khách hàng mới, nuôi dưỡng và duy trì những khách hàng mà công ty đã có, thuyết phục khách hàng cũ trở lại, giảm chi phí marketing và dịch vụ khách hàng. Quản trị quan hệ khách hàng định ra chiến lược kinh doanh toàn công ty bao gồm những phòng ban giao tiếp với khách hàng cũng như các phòng ban khác. Đo lường và đánh giá mối quan hệ với khách hàng cực kì quan trọng trong việc thực hiện chiến lược này.

Hệ thống quản lý quan hệ nhân viên (ERM) có thể được định nghĩa là các hệ thống thông tin hỗ trợ mối quan hệ giữa công ty với nhân viên của công ty đó. Có rấy nhiều thành phần của trong hệ thống quản lý quan hệ nhân viên, và giống như trong quản lý quan hệ khách hàng, mục tiêu của việc hỗ trợ nhân viên trong toàn bộ vòng đời hoạt động của họ trong công ty.

Trong vài năm qua, quản lý quan hệ nhân viên tập trung vào việc tự thiết lập một thăm dò ý kiến; mục đích là để tránh nguy cơ nhân viên từ chối bất kỳ giải pháp công nghệ thông tin nào vì việc kết hợp thông tin từ nhiều bảng tính và cơ sở dữ liệu là rất dài dòng và phải làm thủ công. Thành thật mà nói, việc quản lý tốt quan hệ với nhân viên rất có giá trị đối với công ty và là động lực thúc đẩy hiệu quả hoạt động cả về làm việc độc lập và theo nhóm.

Hệ thống quản lý quan hệ nhân viên là một trong những công cụ SW mà công ty cần có đối với việc phát triển Quản lý Nguồn Nhân lực hướng tới cách tiếp cận Nhân viên với mục đích chính là tạo ra môi trường làm việc kích thích sự tham gia của nhân viên và người quản lý.