Account Manager là gì? Trở thành Account Manager cần những tố chất gì?

Account Manager là một vị trí quản lý được tuyển dụng nhiều ở các công ty Agency. Đây là một vị trí quản lý các Account, mà bất kỳ Agency nào làm về Marketing cũng không thể thiếu. Vậy Account Manager là gì? Để trở thành một Account Manager chuyên nghiệp cần những tố chất gì? Cùng tham khảo trong bài viết này nhé!

Account Manager là gì?

Trước khi hiểu Account Manager là gì, bạn cần hiểu rõ công việc Account. Theo đó, Account là bộ phận đảm nhận công việc tìm kiếm khách hàng, tư vấn trực tiếp, chốt đơn hàng và mang về doanh số cho công ty. Account là một vị trí công việc trong các công ty Agency. Vậy Agency là gì? Agency có thể được hiểu là những công ty cung cấp các giải pháp marketing, quản trị thương hiệu, thực hiện kế hoạch digital marketing cho những nhãn hàng lớn hoặc những công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác.

Vậy Account Manager là người quản lý nhân viên Account, quản lý những kế hoạch, báo cáo từ nhân viên Account đồng thời đưa ra đánh giá, phân tích cho nhân viên sau khi dự án kết thúc.

Bên cạnh đó, bạn cần phải hiểu thuật ngữ client. Client là khách hàng, là những công ty sẽ sử dụng dịch vụ marketing mà agency cung cấp.

Sales và Account khác nhau ở chỗ thời gian tư vấn và làm việc với khách hàng. Nếu sales chỉ cần tư vấn để khách hàng mua sản phẩm trong vài phút, thì Account sẽ là người đi cùng với khách hàng từ lúc thuyết phục cho đến khi kết thúc dự án.

Trở thành Account Manager bạn cần có những tố chất gì?

Kỹ năng giao tiếp

Là một quản lý Account bạn không những phải giao tiếp với khách hàng mà còn phải giao tiếp với những nhân viên cấp dưới của bạn. Khi trò chuyện với khách hàng, bạn cần phải có một thái độ chân thành và cởi mở, không gây khó chịu hay ép buộc khách hàng phải sử dụng sản phẩm của bạn. Ngoài ra, bạn cần phải đưa ra những thông tin quan trọng, cập nhật những thông tin hoặc báo cáo tình hình chiến dịch marketing đang thực hiện cho khách hàng và cấp trên.

Chưa hết, bạn còn giữ vị trí quản lý các nhân viên Account, bạn thường phân tích hay đánh giá những ưu nhược điểm của kế hoạch với nhân viên cấp dưới sau khi kết thúc các dự án marketing. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng giúp bạn đảm nhiệm công việc Account Manager.

Cập nhật xu hướng marketing mới

Để trở thành một người quản lý giỏi, Account Manager đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing. Bạn đã có một vốn kiến thức nhất định để thực thi các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, bạn phải là người thường xuyên cập nhật những xu hướng marketing mới, hay học hỏi và tìm tòi những cách marketing cho những sản phẩm mới và khó tiếp cận với khách hàng.

Một Account Manager có nhiều kinh nghiệm và biết cập nhật xu hướng mới sẽ thuyết phục khách hàng một cách dễ dàng hơn và giúp khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối vào bạn. Chưa hết, một Account Manager chuyên nghiệp sẽ không bao giờ áp dụng một cách thức marketing cho tất cả những ngành hàng. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng thời gian để nghiên cứu tìm tòi về sản phẩm, doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng, qua đó có được những chiến dịch marketing riêng và phù hợp cho từng lĩnh vực khác nhau.

Bao quát toàn bộ công việc

Trước khi đưa ra kế hoạch marketing cho khách hàng, account manager phải tìm hiểu kỹ ngành hàng, đồng thời có thể bao quát và hiểu được định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giúp bạn lập được một kế hoạch marketing chi tiết và hiệu quả như khách hàng mong muốn. Sau khi đã có kế hoạch, bạn sẽ đảm nhận công việc quản lý team chạy dự án đó, biết được tiến độ công việc của mỗi thành viên cũng như đo lường kết quả sau khi thực hiện.

Nếu bạn yêu thích lĩnh vực marketing thì cần phải biết Account Manager là gì cũng như một số thuật ngữ khác trong marketing như client, agency… Nếu muốn trở thành Account Manager, thì ngay từ bây giờ hãy rèn luyện và trau dồi những kinh nghiệm làm việc thực tiễn để trở thành một Account chuyên nghiệp trước bạn nhé!

Lateral Thinking là gì? Các kiểu tư duy phổ biến hiện nay

Hiện nay, ngoài việc giảng dạy những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống, quản lý thời gian… các trường học thường rất chú trọng trong việc giúp học sinh có được những khả năng tư duy cần thiết cho cuộc sống như: lateral thinking, creative thinking…Bài viết này sẽ giới thiệu cho lateral thinking là gì? Và một số những loại hình tư duy phổ biến ngày nay.

Lateral Thinking là gì?

Lateral Thinking còn gọi là tư duy ngoại biên hay tư duy phi tuyến tính. Đây là cách giải quyết vấn đề thông qua các tiếp cận gián tiếp và vận dụng sự sáng tạo, nếu như sử dụng theo cách tư duy logic thông thường thì không thể giải quyết được. Mọi người thường sử dụng Lateral Thinking để chuyển một ý tưởng đã biết thành những ý tưởng mới.

Khi suy nghĩ một ý tưởng hay giải quyết một vấn đề nào đó, bạn không thể có câu trả lời khi chỉ dựa vào những lập luận mà thay vào đó hãy “đào sâu” vấn đề bằng cách sử dụng tư duy ngoại biên. Bạn có thể sẽ khám phá được mấu chốt khi suy nghĩ rộng hơn và không bị gò bó bởi chính giả thuyết mà vấn đề đặt ra.

Các kiểu tư duy                                                                                      

Tư duy sáng tạo (Creative Thinking)

Tư duy sáng tạo được hiểu là khả năng sáng tạo, linh hoạt trong việc tìm ra các phương án và giải quyết mới, không theo kiểu tư duy lối mòn. Hiện nay, trong bất kỳ ngành nghề nào như giảng dạy, xây dựng, kinh tế, nghệ thuật…đòi hỏi bạn phải là người có khả năng sáng tạo. Chẳng hạn, khi làm trong lĩnh vực marketing, bạn cần phải có sự sáng tạo để đưa ra những chiến lược quảng cáo mới, những xu hướng mới cho từng sản phẩm khác nhau. Không thể dùng chung một chiến lược tiếp thị cho tất cả các ngành hàng.

Nhờ có tư duy sáng tạo mà ngày này chúng ta được sống trong một thời đại thông minh, hiện đại với rất nhiều những sản phẩm công nghệ mới được phát minh. Chính vì thế, sáng tạo là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho quá trình học tập cũng như làm việc của bạn.

Tư duy phản biện (Critical Thinking)

Tư duy phản biện còn gọi là kiểu tư duy tổng hợp hay tư duy phân tích. Kiểu tư duy này được vận dụng bằng cách đánh giá và phân tích một thông tin theo những khía cạnh khác nhau, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra. Theo đó, những lập luận phải có tính logic, chính xác và tỉ mỉ.

Những người có tư duy phản biện thường có khả năng quan sát tốt, nhìn và hiểu được vấn đề. Theo đó, họ có thể nhận thấy được những lỗi sai giữa các lập luận, từ đó có thể nhận dạng và đánh giá các lập luận, tạo nên một cách giải quyết vấn đề có hệ thống. Bên cạnh đó, họ có thể xem xét phân tích và đánh giá những lập luận, quan điểm của người khác.

Có thể nói, tư duy phản biện thường được sử dụng để phản đối lại những lỗi sai trong cách suy nghĩ và quan điểm của người khác. Tuy nhiên, nó không phải được sử dụng để tranh cãi hay chỉ trích người khác, mà thay vào đó tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong việc góp ý và mang tính xây dựng đúng đắn. Tư duy phản biện giúp mọi người có thể thu nạp thêm thông tin, kiến thức, củng cố các lập luận qua đó có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Tư duy logic

Tư duy logic là khả năng suy luận của não bộ khi nhìn nhận các sự vật có những điểm liên quan với nhau, qua đó giúp bạn có thể sắp xếp sự việc một cách chặt chẽ và phù hợp. Tư duy logic có tầm quan trọng trong việc học tập cũng như làm việc của con người. Chẳng hạn, khi gặp một bài toán khó, bạn phải áp dụng tư duy logic để sàng lọc ra những điểm liên quan để đưa ra cách tối ưu nhất để giải quyết.

Lateral Thinking là một trong những loại hình tư duy đòi hỏi bạn phải có những suy luận vượt ra khỏi giả thiết mà vấn đề đưa ra, để tìm một cách giải quyết hoàn toàn mới và sáng tạo. Với những chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã không còn thắc mắc lateral thinking là gì và một số kiểu tư duy phổ biến khác đúng không nhỉ?

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập hay nhất

Lời cảm ơn là một trong những phần quan trọng không thể thiếu trong báo cáo tốt nghiệp của mỗi sinh viên. Báo cáo thực tập được xem là một công việc cuối cùng mà sinh viên được làm việc cùng với giảng viên hỗ trợ của mình. Đây là một trong những luận văn thật sự quan trọng trong suốt quá trình học tập tại trường đại học của mỗi người. Thế nên, một lời cảm ơn chân thành trong báo cáo thực tập, vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa có thể bày tỏ sự cảm ơn cho những công sức cũng như kinh nghiệm quý báu mà quý thầy cô đã truyền đạt trong suốt những tháng thực tập. Bên cạnh đó, lời cảm ơn trong báo cáo thực tập còn được gửi đến cho công ty, ban giám đốc cũng như những anh/chị cấp trên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.

Một số mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập

Mẫu 1

Lời cảm ơn đầu tiên em xin được gửi đến toàn thể thầy cô tại trường Đại học……., là những người đã truyền đạt cho em những kiến thức hay và những kinh nghiệm quý báu giúp em có thêm nhiều kiến thức ứng dụng vào công việc cũng như trong cuộc sống. Tiếp đến em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy (cô)……, là người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập cuối khóa. Nhờ có thầy cô mà em đã hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty……..đã cho em cơ hội thực tập và luôn hỗ trợ trong suốt quá trình làm việc tại công ty.

Cuối cùng, em xin kính chúc thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, kính chúc quý công ty gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Mẫu 2

Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp cuối khóa này, trước hết em xin kính gửi đến quý thầy cô trong khoa……, trường……một lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy (cô)….. đã hướng dẫn em hoàn tất chuyên đề báo cáo thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban trong công ty……đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em có thêm nhiều kiến thức trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Qua quá trình thực tập này, em đã tích lũy được nhiều kiến thức và những kinh nghiệm làm việc thực tiễn giúp em có thể áp dụng vào công việc của mình sau này.

Trong quá trình thực tập, vì kiến thức của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp từ thầy (cô) và quý công ty. Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc, em xin kính chúc quý công ty đạt được nhiều thành công xuất sắc trong tương lai.

Mẫu 3

Qua thời gian 3 tháng thực tập tại Công ty……, địa chỉ….., tuy không nhiều nhưng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn để ứng dụng cho công việc của em sau này. Bên cạnh đó, để có được kiến thức chuyên môn, em xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa….., trường……, đã giúp em trang bị những kiến thức cơ bản vững chắc, đồng thời đã hướng dẫn cho em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp cuối khóa. Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể nhân viên tại Công ty….đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi khi em thực tập tại công ty. Vì thời gian thực tập có hạn cũng như kiến thức của em còn nhiều thiết sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô và quý công ty, giúp em có thể bổ sung và nâng cao kiến thức của mình để phục vụ tốt cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn.

Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập là thật sự cần thiết cho mỗi sinh viên khi chuẩn bị ra trường. Bạn sẽ bày tỏ được sự tri ân với những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt, bên cạnh đó còn thể hiện lời cảm ơn chân thành dành cho quý công ty nơi bạn đã thực tập. Nếu bạn chưa biết cách viết lời cảm ơn như thế nào, thì đừng quên lưu lại những gợi ý trong bài viết trên nhé!

Vai trò của Cố vấn PR

Cách mà người ta nhận thức về doanh nghiệp và tổ chức có thể tác động đến quyết định của họ khi lựa chọn một công ty đối tác hoặc sử dụng dịch vụ của họ. Bởi vì hình ảnh của tổ chức có thể ảnh hưởng đến sự thành công, cho nên nhiều người tuyển dụng hoặc thuê tư vấn viên quan hệ công chúng để nâng cao nhận thức của công chúng về công ty trong những thời điểm khủng hoảng.

Một số chuyên gia tư vấn PR chỉ đơn giản xây dựng dựa trên danh tiếng đã được gây dựng trước đó.

Phân loại

Có hai loại cố vấn PR. Loại đầu tiên có thể là nhân viên làm việc toàn thời gian cho tổ chức rồi sử dụng chuyên môn của mình hoặc có thể được công ty thuê để tư vấn quan hệ công chúng kịp thời. Chuyên gia tư vấn toàn thời gian trong một tổ chức giúp định hình thông tin liên lạc từ công ty và xây dựng việc hình thành sự nhận thức của công chúng trên thông tin cơ sở hàng ngày.

Các chuyên gia tư vấn được thuê theo hợp đồng làm việc cho công ty trong một khoảng thời gian xác định trước thường phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch truyền thông rộng rãi hoặc nâng cao nhận thức liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà tổ chức muốn quảng bá trên quy mô lớn.

Kế hoạch sự kiện

Cố vấn PR có trách nhiệm lập kế hoạch sự kiện để quảng bá cho tổ chức hoặc sản phẩm. Trong một vài trường hợp, điều này có nghĩa là nhà tư vấn sẽ lên kế hoạch một sự kiện do tổ chức tài trợ.

Tuy nhiên, cố vấn cũng có thể làm việc cho một sự kiện đã được thiết lập trước nhằm nâng cao nhận thức về công ty của mình. Ví dụ: nếu triển lãm thương mại đã được tổ chức, chuyên gia tư vấn có thể làm việc với các nhà quy hoạch để tìm cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức mình trong chương trình.

Làm việc với giới truyền thông

Nhiều chuyên gia tư vấn PR bắt đầu làm việc với tư cách là nhà báo hoặc làm trong các sự nghiệp liên quan đến báo chí. Các nhà tư vấn phải hiểu rõ những loại thông tin nào mà giới truyền thông muốn. Họ phải làm việc đúng thời hạn với giới truyền thông nhằm đảm bảo thông điệp được phân phối hiệu quả.

Cố vấn có thể viết thông cáo báo chí và phát triển các đoạn băng video, hoặc chỉ đơn giản là giám sát công việc được thực hiện bởi copywriter và quay phim. Các chuyên gia tư vấn phải sẵn sàng để phát ngôn với các qua email hoặc qua điện thoại.

Cố vấn cho người phát ngôn

Trong một số trường hợp, cố vấn làm việc tốt hơn cho tổ chức bằng cách chuẩn bị cho chủ tịch công ty, thành viên hội đồng thành phố, thành viên hội đồng quản trị hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác trong tổ chức để phát ngônvới giới truyền thông. Cố vấn có thể lập danh sách những nội dung quan trọng cho lãnh đạo công ty trong một cuộc phỏng vấn hoặc một bài phát biểu. Người cố vấn cũng có thể viết bài phát biểu và chuẩn bị các loại câu hỏi mà theo họ sẽ được đặt ra trong cuộc phỏng vấn đó.

10 Nguyên Tắc Của Quan Hệ Công Chúng

Quan hệ công chúng là cách công ty tương tác với công chúng, duy trì quan hệ với cộng đồng và thu thập thông tin quan trọng của công ty sau đó truyền tải đến người tiêu dùng và các bên quan tâm khác. Một doanh nghiệp nhỏ cần thông thạo trong việc thực hiện quan hệ công chúng và tránh nhìn việc xem quan hệ công chúng như là phương tiện để phản ứng lại với scandal. Thực hiện quan hệ công chúng có nghĩa là tuân theo các nguyên tắc cơ bản tạo nên danh tiếng tích cực cho công ty của bạn trên thị trường.

Lừa dối

Không bao giờ nói dối công chúng bằng bất cứ thông tin nào mà bạn công bố. Lời nói dối sẽ bị vạch trần và hậu quả từ sự lừa dối có thể tồi tệ hơn vấn đề mà bạn đang cố che giấu. Công bố sự thật theo cách làm sáng tỏ nhiều điều tích cực nhất về công ty nhất có thể.

Thông tin liên lạc

Tất cả các tài liệu quan hệ công chúng xuất phát từ công ty bạn cần phải có thông tin liên lạc bao gồm tên liên lạc, số điện thoại, địa chỉ email và địa chỉ gửi thư. Tạo cho công chúng cơ hội theo dõi thông tin bạn phát hành và giới truyền thông có cơ hội trình bày thêm thông tin nếu họ tìm thấy câu chuyện thú vị.

Thông tin mục tiêu

Sử dụng dịch vụ phân phối bản phát hành thông cáo báo chí có thể tốn tiền và làm cho quá trình truyền thông tin ra ngoài công chúng là trở nên tốn kém. Trước khi phát hành thông tin, nhắm công chúng mục tiêu mà bạn cảm thấy sẽ có mối quan tâm lớn nhất đối với thông cáo báo chí hoặc dữ liệu marketing.

Hình ảnh

Một thông cáo báo chí viết bằng văn bản có thể giúp công chúng hiểu được vấn đề mà bạn đang cố gắng thực hiện. Chèn thêm một hình ảnh thích hợp vào thông cáo báo chí có thể tạo cho công chúng cái nhìn thị giác hoặc sẽ nhấn mạnh đến thông điệp của bạn, hoặc làm rõ bất kỳ sự nhầm lẫn tiềm ẩn nào mà thông điệp của bạn có thể gây ra.

Quan hệ với giới truyền thông

“Đồng minh” tốt nhất của quan hệ công chúng đó là các nhà báo. Quan hệ với giới truyền thông tốt sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho các ấn phẩm báo chí của bạn được in ở những trang báo mà công chúng quan tâm, mà họ cũng có thể đưa ra các cuộc phỏng vấn cá nhân sẽ làm cho công ty có cơ hội để trình bày.

Công cụ

Hiểu được tất cả các công cụ quan hệ công chúng theo ý của bạn và biết cách sử dụng chúng. Thông cáo báo chí, bài phát biểu, phỏng vấn cá nhân, hội thảo, phát sóng web và các mẩu thư trực tiếp chỉ là một vài công cụ mà chuyên viên quan hệ công chúng có thể sử dụng để tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Thời gian

Một vài việc trong quan hệ công chúng có thể được lên lịch để việc phát hành tốt hơn. Ví dụ, việc công bố một sản phẩm mới là điều mà chuyên viên quan hệ công chúng có thể phối hợp với nhóm marketing để có hoạch định thời điểm chính xác. Tuy nhiên, nhóm quan hệ công chúng cũng nên chuẩn bị để phát hành thông tin quan trọng vào một thông báo thời điểm để trùng với scandal hoặc trường hợp khẩn cấp của doanh nghiệp.

Khả dụng

Phóng viên không thể xác nhận thông tin kịp thời để đưa ra thời hạn in nếu bạn sẵn sàng. Việc luôn sẵn sàng rất quan trọng đối với chuyên gia quan viên công chúng, và điều đó có nghĩa là bạn phải cung cấp tất cả thông tin liên lạc của mình cho giới truyền thông và luôn luôn có thể trả lời điện thoại bất cứ lúc nào.

Luôn chủ động

Công ty của bạn không nên thời điểm công bố các tài liệu quan hệ công chúng. Bạn nên duy trì sự chủ động trong việc tìm kiếm các cách thức mới để thu thập thông tin cho người tiêu dùng hoặc giới truyền thông. Hãy sẵn sàng cho các bài phát biểu và hội thảo, và trở thành thành viên tích cực trong các tổ chức nghề nghiệp và tổ chức của thành phố.

Kiểm chứng thông tin

Không bao giờ công bố thông tin cho đến khi chúng đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Xây dựng một hệ thống kiểm tra thực tế cho các thông cáo báo chí và tất cả các tài liệu quan hệ công chúng sẽ thu thập thông tin cho tất cả các bên liên quan để kiểm chứng trước khi công khai.

Nghề Marketing sẽ làm gì?

Khi muốn tìm việc và cơ hội việc làm đến, thường thường bạn sẽ nghĩ ngay đến marketing và có thể bạn sẽ tự hỏi vị trí marketing gồm những việc gì và họ sẽ làm gì?

Nghề marketing rất vui và thú vị. Hầu hết những người làm trong lĩnh vực marketing đều cho rằng nghề có rất nhiều thử thách và đa phần các marketer luôn muốn như vậy. Lý do là marketing thay đổi không ngừng, luôn luôn có những kỹ thuật mới để học hỏi và chiến lược để nghiên cứu.

Cần làm gì để thành công trong nghề marketing?

Khi có người nói với bạn rằng họ làm nghề marketing, thì sẽ có hàng trăm loại công việc khác nhau mà họ có thể nói đến. Các công việc trong marketing rất phong phú và đa dạng dựa trên công ty, cấu trúc, và loại vị trí mà bạn đang tìm kiếm.

Marketing account manager và chuyên viên marketing account là hai nghề của marketing. Ở những vị trí này, người ta thường liên hệ với một khách hàng cụ thể và là nơi liên lạc giải quyết tất cả các vấn đề hàng ngày. Một nhiệm vụ khác của vị trí này là xác định các chiến lược marketing cho công ty nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh. Họ xem bạn như thể bạn là cố vấn, họ sẽ cảm thấy tự tin khi biết rằng bạn biết làm thế nào là tốt nhất để tiếp thị sản phẩm của họ. Khi khách hàng cần bạn, họ trông chờ bạn sẽ có mặt ngay lập tức.

Bạn phải giỏi giao tiếp và luôn là người giữ mối liên kết giữa nhóm của mình và khách hàng. Có nhiều người có kỹ năng thuần thục  trong nhóm cực kì quan trọng đối với những vị trí này vì bạn phải đối mặt với khách hàng liên tục.

Ngoài ra còn có các công việc marketing khác mà bạn không cần phải làm việc với khách hàng.

10 Sách Marketing hay nhất: http://cafebiz.vn/thuong-hieu/10-cuon-sach-marketing-hay-nhat-moi-thoi-dai-20141027161244485.chn

Nghề nghiệp hoặc vị trí mà ít người có thể định hướng hơn có thể là những người đó là quản lý marketing sản phẩm hoặc quản lý marketing thương hiệu. Bạn có thể báo cáo cho quản lý khách hàng người mà phục vụ trực tiếp với khách hàng và bạn sẽ làm việc trong văn phòng mà không cần phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Các vị trí này sẽ có một người chịu trách nhiệm am hiểu tường tận về thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể. Bạn sẽ giúp lập các chiến lược cụ thể dựa trên sản phẩm hoặc thương hiệu và hiểu rõ cách bạn có thể quảng cáo và marketing sản phẩm của mình. Bạn sẽ nhìn vào thị trường, thu thập thông tin về những đối tượng muốn mua sản phẩm cụ thể đó và điều gì thúc đẩy sản phẩm bán ra. Bạn có thể làm bài thuyết trình để xác nhận việc nghiên cứu của bạn đề người quản lý có thể hiểu rõ và sau đó truyền đạt với khách hàng. Bạn có thể chịu trách nhiệm cho việc lên lịch cho một kế hoạch marketing hoàn chỉnh từ đầu đến cuối bao gồm ngân sách, truyền thông và sắp xếp các ấn phẩm quảng các. Những công việc này cung cấp cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị.

Người quản lý marketing là những người ra quyết định. Họ quản lý một tổ chức marketing tổng thể và cũng có những người cấp dưới phụ trách những việc khác nữa.

Thông thường, vị trí quản lý marketing sẽ yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm so với các vị trí marketing khác và có thể được thăng tiến lên vị trí marketing sau khi chứng minh được năng lực của mình.

Một nghề trong lĩnh vực marketing có thể cho bạn nhiều định hướng khác nhau. Tiếp thị bao gồm nhiều khía cạnh và hoạt động. Bạn sẽ thấy rằng có nhiều cơ hội trong marketing, liệu đây có phải là công việc phù hợp với bạn? Khám phá các cơ hội nghề nghiệp khác nhau và quyết định việc nào làm bạn hứng thú và phù hợp với bạn nhất. Các công việc tiếp thị được đưa ra, nhưng thị trường việc làm thì nhỏ. Nghiên cứu và tìm kiếm công việc phù hợp với bạn. Một khi bạn tìm thấy, bạn sẽ cần phải marketing bản thân để đứng ra khỏi đám đông để thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên. Chỉ cần nhớ, nếu bạn không thể tiếp thị cho chính mình, thì bạn sẽ rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp với vị trí marketing đó, vì vậy, hãy thật sáng tạo.