Các loại hình quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng (PR) là phương thức quản lý luồng thông tin giữa cá nhân hoặc tổ chức với công chúng. Quan hệ công chúng tạo cơ hội tổ chức hoặc cá nhân giao tiếp với công chúng mục tiêu thông qua việc sử dụng các chủ đề cộng đồng đang quan tâm và các mẩu tin mà không cần thanh toán trực tiếp. Mục đích của phòng quan hệ công chúng trong một công ty thường là thuyết phục công chúng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên liên quan khác duy trì hình ảnh nhất định liên quan đến chính công ty đó, lãnh đạo, sản phẩm hay các quyết định mang tính chính trị. Các hoạt động chung bao gồm phát biểu tại họp báo, giành các giải thưởng trong ngành, làm việc với báo chí, và truyền thông cho nhân viên.

Quan hệ với truyền thông bao gồm những việc liên quan đến giao tiếp với các phương tiện truyền thông khác nhau nhằm mục đích thông tin cho công chúng về nhiệm vụ, chính sách và phương thức thực hiện của tổ chức một cách tích cực, nhất quán và đáng tin cậy. Thông thường, điều này có nghĩa là phối hợp trực tiếp với những người có trách nhiệm làm tin tức và các tính năng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mục tiêu của quan hệ truyền thông là tối đa hóa độ bao phủ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không phải thanh toán trực tiếp thông qua quảng cáo.

Nhiều người sử dụng thuật ngữ “quan hệ công chúng” và “quan hệ truyền thông” để thay thế cho nhau; Tuy nhiên, làm như vậy là không chính xác. “Quan hệ truyền thông” là mối quan hệ mà một công ty hoặc tổ chức xây dựng, phát triển với nhà báo, trong khi “quan hệ công chúng” là việc mở rộng mối quan hệ đó ra ngoài giới truyền thông để đến với công chúng.

Quản trị quan hệ khách hàng (CMR) là mô hình được triển khai rộng rãi nhằm quản lý sự tương tác của công ty với người tiêu dùng, khách hàng và khách hàng tiềm năng. Phương thức này bao gồm việc sử dụng công nghệ để tổ chức, tự động hóa và đồng bộ hóa quy trình kinh doanh – không những cho hoạt động bán hàng, mà còn cho marketing, dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật. Mục tiêu chung là tìm kiếm, thu hút và giành được khách hàng mới, nuôi dưỡng và duy trì những khách hàng mà công ty đã có, thuyết phục khách hàng cũ trở lại, giảm chi phí marketing và dịch vụ khách hàng. Quản trị quan hệ khách hàng định ra chiến lược kinh doanh toàn công ty bao gồm những phòng ban giao tiếp với khách hàng cũng như các phòng ban khác. Đo lường và đánh giá mối quan hệ với khách hàng cực kì quan trọng trong việc thực hiện chiến lược này.

Hệ thống quản lý quan hệ nhân viên (ERM) có thể được định nghĩa là các hệ thống thông tin hỗ trợ mối quan hệ giữa công ty với nhân viên của công ty đó. Có rấy nhiều thành phần của trong hệ thống quản lý quan hệ nhân viên, và giống như trong quản lý quan hệ khách hàng, mục tiêu của việc hỗ trợ nhân viên trong toàn bộ vòng đời hoạt động của họ trong công ty.

Trong vài năm qua, quản lý quan hệ nhân viên tập trung vào việc tự thiết lập một thăm dò ý kiến; mục đích là để tránh nguy cơ nhân viên từ chối bất kỳ giải pháp công nghệ thông tin nào vì việc kết hợp thông tin từ nhiều bảng tính và cơ sở dữ liệu là rất dài dòng và phải làm thủ công. Thành thật mà nói, việc quản lý tốt quan hệ với nhân viên rất có giá trị đối với công ty và là động lực thúc đẩy hiệu quả hoạt động cả về làm việc độc lập và theo nhóm.

Hệ thống quản lý quan hệ nhân viên là một trong những công cụ SW mà công ty cần có đối với việc phát triển Quản lý Nguồn Nhân lực hướng tới cách tiếp cận Nhân viên với mục đích chính là tạo ra môi trường làm việc kích thích sự tham gia của nhân viên và người quản lý.