PPA Là Gì? Hợp Đồng PPA Được Sử Dụng Khi Nào?

Có nhiều kết quả xuất hiện khi tìm kiếm từ khóa PPA, tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến PPA trong Power Purchase Agreement (Hợp đồng mua bán điện). Cũng mang tính chất như các hợp đồng mua bán hàng hóa bình thường nhưng PPA đặc biệt hơn vì hàng hóa ở đây là điện. Cùng tìm hiểu qua bài viết PPA là gì dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

PPA được viết đầy đủ là Power Purchase Agreement, dịch sang tiếng Việt là Hợp đồng mua bán điện.  Hợp đồng PPA đề cập đến việc cung cấp điện lâu dài giữa hai bên với bên bán là đơn vị sản xuất điện và bên mua là khách hàng (có thể là chính phủ hoặc người tiêu dùng điện). Bên sản xuất sẽ cung cấp một lượng điện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho khách hàng, bằng cách truyền tải điện qua các đường dây cao thế đến cộng đồng sau đó phân phối đến khách hàng cá nhân.

Các thỏa thuận thường được đề cập trong PPA bao gồm lượng điện cung cấp, mức giá thương lượng, thời hạn hợp đồng và các hình phạt đối với việc vi phạm hợp đồng. Bởi vì có thể đàm phán về lượng và giá nên khách hàng của PPA có thể đảm bảo được nguồn cung năng lượng trong thời gian dài và giảm thiểu rủi ro về giá thị trường trong tương lai. Do đó khách hàng của PPA thường là các tập đoàn, công ty tiêu thụ điện lớn để thực hiện đầu tư liên quan đến quy hoạch hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Đặc điểm của PPA

Ngoài việc đàm phán về lượng và giá điện, PPA còn đưa ra các đề xuất thiết kế cũng như cách vận hành và bảo trì cho nhà máy điện và các thông số kỹ thuật liên quan.

Trường hợp cơ quan chính phủ là khách hàng duy nhất của đơn vị sản xuất điện, ký kết hợp đồng để nắm quyền chi phối điện năng, khi đó sẽ có một bên thứ ba khác là nhà đầu tư, người cung cấp vốn cho dự án. Nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận từ việc mua bán điện và hưởng các lợi ích về thuế,… nhưng không có quyền can thiệp đến hoạt động mua bán điện mà nhà nước mới là người nắm quyền kiểm soát. Vậy nên, trong trường hợp này, hợp đồng PPA có tính chất như hợp đồng BOT.

Khách hàng có thể đưa ra các hình phạt hoặc yêu cầu khoản bồi thường nếu bên sản xuất điện không thực hiện đúng như trong hợp đồng hoặc việc xây dựng dự án chậm tiến độ hoặc không thực hiện theo yêu cầu khi hoàn thành. Tuy nhiên, nhà sản xuất điện sẽ được miễn bồi thường thiệt hại nếu sự chậm trễ do các tác động nằm ngoài sự kiểm soát. 

Đàm phán PPA có tính phức tạp và tốn rất nhiều thời gian bởi tính lâu dài của các PPA có thể gây bất lợi cho một bên trong trường hợp thị trường biến động tiêu cực.

  • Hợp đồng PPA được sử dụng khi nào?

Hợp đồng mua bán điện PPA thường được hình thành khi các dự án điện có đặc điểm sau:

Khả năng về doanh thu, lợi nhuận trong tương lai của dự án không có sự đảm bảo, ổn định và do đó, dự án cần kiểm soát được số lượng đã mua và giá phải trả sẽ được yêu cầu để chắc rằng dự án có tính khả thi.

Khi trên thị trường xảy ra sự cạnh tranh lớn ví dụ các nhà cung cấp điện trong nước hoặc quốc tế có giá rẻ hơn. Lúc này các nhà sản xuất sử dụng PPA để chắc chắn rằng không bị sự cạnh tranh đó làm thiệt hại.

Khách hàng, người mua điện cần sử dụng một lượng lớn năng lượng trong thời gian dài cho các hoạt động tiêu tốn nhiều điện năng như xi măng, dầu khí, hóa chất,… Khách hàng cần PPA để đảm bảo ổn định cho hoạt động sản xuất sau này và nhà sản xuất cũng muốn nguồn doanh thu từ đối tượng khách hàng này. 

Để đảm bảo thực hiện kế hoạch đề ra và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cho các công ty sử dụng nhiều điện năng thì việc ký kết PPA trong dài hạn là tất yếu. Hy vọng bài viết PPA là gì? Khi nào sử dụng PPA? trên đây sẽ có ích cho các bạn.

Fixed Cost Là Gì? Khái Niệm, Đặc Trưng Và Phân Loại Fixed Cost

Để xây dựng một chiến lược hay kế hoạch kinh doanh tốt, trước hết ta cần dự tính được các khoản tài chính sẽ phải bỏ ra, trong đó dự tính chi phí là không thể thiếu. Khi dự kiến chi phí, doanh nghiệp cần tính toán các chi phí hoạt động, chi phí quản lý, biến phí, định phí,… bài viết này sẽ chi tiết hơn về khoản định phí hay còn gọi là chi phí cố định và có tên tiếng Anh là Fixed cost là gì nhé!

  1. Khái niệm

Fixed cost hay còn gọi là chi phí cố định hay định phí, còn được ký hiệu là FC. Đây là một loại chi phí cố định, không bị các yếu tố khác ảnh hưởng và là chi phí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu mức chi phí đầu vào do nhu cầu về sản phẩm dịch vụ thay đổi thì chi phí cố định cũng có thể tăng hoặc giảm theo.

Fixed cost trong doanh nghiệp thường là những chi phí dùng cho xây dựng cấu trúc hạ tầng như: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê đất, thuê tài sản, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý, các khoản bảo hiểm cho nhân viên hoặc các khoản chi phí dùng để sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, quảng cáo, chi phí điện nước,… tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà khoản định phí này cũng có sự khác biệt nhất định.

Ví dụ về chi phí cố định: Doanh nghiệp thuê mặt bằng để kinh doanh với giá hàng tháng là 12 triệu đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh có thuận lợi hoặc khó khăn thì chỉ cần doanh nghiệp vẫn còn hoạt động thì khoản chi phí này vẫn phải bỏ ra hàng tháng là 12 triệu.

  • Đặc trưng của Fixed cost

Không bị ảnh hưởng bởi các tác động, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, chi phí cố định có thể tăng hoặc giảm theo thời gian và nhu cầu mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp còn hoạt động thì chi phí này luôn tồn tại và phải chi trả hàng tháng hoặc hàng năm.

Ví dụ công ty A thuê một mặt bằng trong siêu thị với chi phí phải trả hàng tháng là 20 triệu đồng. Khi kinh doanh thuận lợi, công ty mở rộng quy mô nên thuê thêm gian bên cạnh với chi phí 10 triệu đồng. Lúc này chi phí cố định cho mặt bằng kinh doanh đã tăng từ 20 triệu lên 30 triệu.

Khấu hao từ các khoản đầu tư ban đầu vào nhà xưởng hay máy móc thiết bị cũng được xem là chi phí cố định. Các khoản đầu tư này có thể được tính khấu hao theo tháng quý năm tùy vào từng sản phẩm và quy định của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất mì mua một loại máy với giá 700 triệu và dự kiến sẽ sử dụng trong 7 năm. Trường hợp khấu hao đều thì chi phí khấu hao của máy mỗi năm là 100 triệu. Khi đó chi phí cố định mà  doanh nghiệp phải chi ra trong 1 tháng sẽ là 8,3 triệu đồng.

  • Phân loại

Fixed Cost trong doanh nghiệp tùy vào cách thức phân chia mà có các tên gọi khác nhau, nếu phân theo cách thức quản lý thì có 2 loại cơ bản như sau:

Chi phí cố định bắt buộc: Là các khoản chi phí thường liên quan đến cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, tổ chức quản lý…. Đây là phần bắt buộc và hoàn toàn không thể cắt bỏ hay trì hoãn.

Chi phí cố định không bắt buộc: Đây là khoản chi phí có thể phát sinh thêm khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc lượt bỏ đi khi doanh nghiệp thu hẹp quy mô. Khoản chi phí cố định này giúp hỗ trợ cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu, hiệu quả đúng với kế hoạch đã đề ra theo tháng, quý hoặc năm.

Như có thể thấy trong bài viết Fixed cost là gì, khái niệm, đặc trưng và phân loại fixed Cost ở trên, chi phí cố định đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nó quyết định đến doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải quan tâm và lên kế hoạch sao cho phù hợp nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Quản Trị Rủi Ro Là Gì? Các Phương Pháp Quản Trị Rủi Ro

Với những ai bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh mà không thực hiện quản lý rủi ro thì dự án đó khó mà thành công. Vậy thực chất quản trị rủi ro là gì mà có tầm quan trọng như vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Quản trị rủi ro là việc dự kiến các yếu tố rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai và đề xuất các biện pháp kiểm soát các rủi ro đó nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển chúng sang một tác nhân kinh tế khác. Việc quản trị rủi ro sẽ giúp chúng ta chủ động đề phòng chúng, giảm tối đa nguồn lực phát sinh thêm.

  • Mục đích của việc quản trị rủi ro

Dự tính được những rủi ro có thể xảy ra để có thể đề phòng, giảm số lần xảy ra và hạn chế mức độ nghiêm trọng cũng như thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Quản trị rủi ro sẽ phân tích và ước tính tác động nghiêm trọng hay không, tần suất xảy ra nhiều hay ít của các rủi ro và từ đó thấy được phản ứng của rủi ro và bắt đầu ưu tiên giải quyết các rủi ro có tác động nghiêm trọng trước.

  • Vai trò của việc quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và chiến lược kinh doanh đúng đắn: Các nhà quản trị chịu trách nhiệm dự báo tất cả các rủi ro có thể xảy ra một cách chính xác nhất, xem xét khả năng giải quyết của doanh nhiệp mình, từ đó đưa ra những quyết định giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất có thể nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với những rủi ro đã lường trước: Hoạt động đầu tư kinh doanh là một quá trình lâu dài và có rất nhiều điều bất ngờ khác sẽ đến, do đó việc quản lý rủi ro là cách tốt nhất để doanh nghiệp chủ động cho các tình huống có thể sẽ xảy ra, tránh rơi vào thế bị động gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa nguồn lực cho doanh nghiệp: Quản trị rủi ro cũng dự tính ra những khoản chi phí phát sinh để giải quyết rủi ro đó. Đối với những rủi ro có thể né tranh hoặc dịch chuyển được, doanh nghiệp có thể kiểm soát nguồn vốn trong đầu tư, kinh doanh và loại bỏ chi phí không cần thiết.

  • Những sai lầm mắc phải khi quản trị rủi ro

Dựa vào các sự kiện đã xảy ra để dự tính rủi ro cho tương lai. Tuy không sai hoàn toàn nhưng áp dụng một cách máy móc sẽ không chính xác cho tương lai bởi thị trường luôn biến động.

Xem các dự án có cùng đặc điểm, tính chất mà quản trị rủi ro như nhau. Vì chưa chắc các rủi ro này xảy ra vào cùng thời điểm, cùng mức độ tác động, do đó biện pháp giải quyết sẽ không giống nhau.

Chỉ quản trị rủi ro ở giai đoạn đầu dự án. Rủi ro phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh mà ngoại cảnh thì luôn biến đổi linh hoạt. Vì vậy các dự kiến về rủi ro cũng phải luôn cập nhật theo thời gian để có thể quản lý hiệu quả nhất.

  • Các phương pháp để quản lý rủi ro

Né tránh rủi ro: là việc loại bỏ khả năng xảy ra của rủi ro đó và né tránh chúng.

Ngăn ngừa thiệt hại: là hoạt động làm giảm mức độ thiệt hại khi rủi ro đó xuất hiện.

Giảm bớt thiệt hại: là việc các chuyên gia sử dụng các phương pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách thường xuyên và xây dựng các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra.

Chấp nhận rủi ro: trong trường hợp rủi ro đó hoàn toàn biết trước và cũng lường được hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận thiệt hại nếu nó xuất hiện. Việc chấp nhận này áp dụng khi mức độ thiệt hại không lớn.

Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển dịch các rủi ro đến các bên liên quan khác hoặc tổ chức khác để cùng chịu rủi ro.

Tài trợ rủi ro: Đây là phương pháp tự khắc phục rủi ro bằng cách tự thanh toán các tổn thất. Hoặc chuyển giao các rủi ro bằng cách mua bảo hiểm và khi xảy ra khi xảy ra rủi ro, có thể khiếu nại để đòi bồi thường.

Trên đây là bài quản trị rủi ro là gì?, mục đích, vai trò của quản trị rủi ro, những sai lầm thường mắc phải khi thực hiện quản lý rủi ro và các phương pháp giúp khắc phục rủi ro. Hi vọng các bạn sẽ hiểu và ứng dụng vào hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!

Monopolistic Competition Là Gì? Đặc Điểm, Ưu Và Nhược Điểm

Hiện nay trên thị trường có bốn loại hình cạnh tranh trong đó có Monopolistic Competition. Có thể bạn vẫn chưa biết đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của Monopolistic Competition. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu Monopolistic Competition là gì qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Khái niệm.

Monopolistic Competition có nghĩa tiếng việt “cạnh tranh độc quyền” là cấu trúc thị trường được liên kết giữa các yếu tố của hai thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, cấu trúc thị trường này xuất hiện nhiều trong đời sống hàng ngày. Theo cơ bản, thị trường Monopolistic Competition tại đây các hàng hóa sản phẩm, cung cấp dịch vụ…từ các doanh nghiệp cần phải đảm bảo về chất lượng hay số lượng có sự khác nhau nhất định. Nên các doanh nghiệp cần quản lý giá cả và cập nhật định giá mà các doanh nghiệp cạnh tranh đang sử dụng. Thị trường Monopolistic Competition người bán hay người mua có quyền tự do hoạt động và lựa chọn tiếp tục hay rút khỏi. Tuy nhiên, điều kiện gia nhập thấp nên tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh dễ dàng bước vào thị trường để ngăn cản các doanh nghiệp hiện tại.

Ví dụ của thị trường Monopolistic Competition: Cung cấp dịch vụ xe taxi, dịch vụ nhận giặt ủi quần áo…, cửa hàng bán đồ tạp hóa, hiệu thuốc tây, trạm cung cấp xăng, nhớt.., cơ sở bán nội thất, quán bar, cafe…

  • Đặc điểm Monopolistic Competition.

Thị trường Monopolistic Competition có các đặc điểm sau:

Nhiều người bán và người mua: Thị trường này đa dạng người bán và người mua có số lượng lớn tham gia, mang lại ý nghĩa là doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hay dịch vụ được quyền kiểm soát lượng hàng hóa ở mức độ mong muốn và quản lý giá cả, nên ở thị trường này được thực hiện theo chính sách giá cá nhân. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp có chính sách giảm giá dẫn đến lượng bán ra có tăng lên một chút so với các doanh nghiệp hiện đang cạnh tranh, mức độ tổn thất chia mỗi doanh nghiệp rất nhỏ. Nên các đối thủ cạnh tranh cũng không phản ứng nhiều về sự thay đổi giá của doanh nghiệp này.

Sản phẩm phân biệt: Sự khác biệt hóa sản phẩm mà các doanh nghiệp Monopolistic Competition cung ứng theo một phương diện nào đó. Sự khác nhau ở đây giúp doanh nghiệp tăng giá trị, giúp người mua hàng dễ dàng phân biệt sản phẩm của hai doanh nghiệp khác nhau. Nhưng khác biệt nay không hoàn toàn khác nhau mà chỉ là đặc tính, kỹ năng hoặc là sự tưởng tượng thông qua quảng cáo, kế hoạch bán hàng tạo ra.

Tự do gia nhập và rút khỏi thị trường: Các doanh nghiệp có quyền tham gia và rời bỏ khỏi thị trường. Khi có doanh nghiêp mới gia nhập sẽ tăng lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường dẫn đến giảm giá sản phẩm và các doanh nghiệp sẽ chỉ nhận được lợi nhuận bình thường. Nếu các doanh nghiệp trong thị trường Monopolistic Competition đang bị thua lỗ sẽ có doanh nghiệp lựa chọn rời bỏ dẫn đến lượng sản phẩm giảm, giá tăng và doanh nghiệp có thể bình ổn lợi nhuận.

Cạnh tranh phi giá cả: Sản phẩm được cung cấp ra thị trường Monopolistic Competition hơi khác nhau nên doanh nghiệp cạnh tranh theo chất lượng, vị trí, quảng cáo.

  • Ưu và nhược điểm của Monopolistic Competition.

Ưu điểm: Tự do gia nhập và rút khỏi thị trường không có rào cản tạo cho thị trường có tính cạnh tranh cao. Sự khác biệt hóa sản phẩm giúp đa dạng mặt hàng giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sử dụng theo nhu cầu. Tính cạnh tranh mạnh các doanh nghiệp không ngừng thay đổi, cải thiện chất lượng sản phẩm. Trong thị trường doanh nghiệp thường dùng quảng cáo để tạo kết nối với người tiêu dùng biết sự khác biệt giữa các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp khác nhau mà không cần tìm kiếm.

Nhược điểm: Doanh nghiệp dễ dàng gia nhập thị trường nên có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động làm hạn chế sự phát triển và người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn phải tốn chi phí tìm kiếm. Phân bổ nguồn lực chưa tốt, chưa hiệu quả làm tổn thất phúc lợi, lãng phí tài nguyên. Doanh nghiệp bỏ chi phí quảng cáo thường được tính vào giá sản phẩm khiến nâng giá thành bán ra và quảng cáo có thể không thật.

Trên đây đã chia sẻ cho bạn Monopolistic Competition là gì, đặc điểm, ưu và nhược điểm của Monopolistic Competition. Hy vọng đã cung cấp cho bạn thêm các kiến thức và tìm hiểu rõ hơn về Monopolistic Competition để áp dụng trong việc kinh doanh hiện tại.