Fixed Cost Là Gì? Khái Niệm, Đặc Trưng Và Phân Loại Fixed Cost

Để xây dựng một chiến lược hay kế hoạch kinh doanh tốt, trước hết ta cần dự tính được các khoản tài chính sẽ phải bỏ ra, trong đó dự tính chi phí là không thể thiếu. Khi dự kiến chi phí, doanh nghiệp cần tính toán các chi phí hoạt động, chi phí quản lý, biến phí, định phí,… bài viết này sẽ chi tiết hơn về khoản định phí hay còn gọi là chi phí cố định và có tên tiếng Anh là Fixed cost là gì nhé!

  1. Khái niệm

Fixed cost hay còn gọi là chi phí cố định hay định phí, còn được ký hiệu là FC. Đây là một loại chi phí cố định, không bị các yếu tố khác ảnh hưởng và là chi phí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu mức chi phí đầu vào do nhu cầu về sản phẩm dịch vụ thay đổi thì chi phí cố định cũng có thể tăng hoặc giảm theo.

Fixed cost trong doanh nghiệp thường là những chi phí dùng cho xây dựng cấu trúc hạ tầng như: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê đất, thuê tài sản, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý, các khoản bảo hiểm cho nhân viên hoặc các khoản chi phí dùng để sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, quảng cáo, chi phí điện nước,… tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà khoản định phí này cũng có sự khác biệt nhất định.

Ví dụ về chi phí cố định: Doanh nghiệp thuê mặt bằng để kinh doanh với giá hàng tháng là 12 triệu đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh có thuận lợi hoặc khó khăn thì chỉ cần doanh nghiệp vẫn còn hoạt động thì khoản chi phí này vẫn phải bỏ ra hàng tháng là 12 triệu.

  • Đặc trưng của Fixed cost

Không bị ảnh hưởng bởi các tác động, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, chi phí cố định có thể tăng hoặc giảm theo thời gian và nhu cầu mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp còn hoạt động thì chi phí này luôn tồn tại và phải chi trả hàng tháng hoặc hàng năm.

Ví dụ công ty A thuê một mặt bằng trong siêu thị với chi phí phải trả hàng tháng là 20 triệu đồng. Khi kinh doanh thuận lợi, công ty mở rộng quy mô nên thuê thêm gian bên cạnh với chi phí 10 triệu đồng. Lúc này chi phí cố định cho mặt bằng kinh doanh đã tăng từ 20 triệu lên 30 triệu.

Khấu hao từ các khoản đầu tư ban đầu vào nhà xưởng hay máy móc thiết bị cũng được xem là chi phí cố định. Các khoản đầu tư này có thể được tính khấu hao theo tháng quý năm tùy vào từng sản phẩm và quy định của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất mì mua một loại máy với giá 700 triệu và dự kiến sẽ sử dụng trong 7 năm. Trường hợp khấu hao đều thì chi phí khấu hao của máy mỗi năm là 100 triệu. Khi đó chi phí cố định mà  doanh nghiệp phải chi ra trong 1 tháng sẽ là 8,3 triệu đồng.

  • Phân loại

Fixed Cost trong doanh nghiệp tùy vào cách thức phân chia mà có các tên gọi khác nhau, nếu phân theo cách thức quản lý thì có 2 loại cơ bản như sau:

Chi phí cố định bắt buộc: Là các khoản chi phí thường liên quan đến cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, tổ chức quản lý…. Đây là phần bắt buộc và hoàn toàn không thể cắt bỏ hay trì hoãn.

Chi phí cố định không bắt buộc: Đây là khoản chi phí có thể phát sinh thêm khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc lượt bỏ đi khi doanh nghiệp thu hẹp quy mô. Khoản chi phí cố định này giúp hỗ trợ cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu, hiệu quả đúng với kế hoạch đã đề ra theo tháng, quý hoặc năm.

Như có thể thấy trong bài viết Fixed cost là gì, khái niệm, đặc trưng và phân loại fixed Cost ở trên, chi phí cố định đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nó quyết định đến doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải quan tâm và lên kế hoạch sao cho phù hợp nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.