Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông trong ngành quan hệ công chúng có nhiều cách giải thích khác nhau tùy thuộc vào người mà bạn hỏi, nhưng định nghĩa cơ bản nhất là: bạn đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại về danh tiếng của công ty bạn bằng các nguồn bên thứ ba. Điều này ngược lại với quan hệ công chúng truyền thống, nơi bạn đang cố gắng thu hút sự chú ý và chấp thuận của bên thứ ba, kiếm tiền thông qua làm việc hiệu quả, thương hiệu, những hiểu biết của bạn. Khủng hoảng truyền thông được xoay chuyển tình thế bằng cách xử lý các phương tiện truyền thông tiêu cực.

Theo nhiều cách, khủng hoảng truyền thông tương tự với việc đưa ra một đám cháy (mặc dù không gì nguy hiểm bằng việc mà những người lính cứu hỏa thực thụ đang làm, và chúng ta phải nhờ đến họ). Một vụ hỏa hoạng xảy ra khi đạt đủ 3 yếu tố – nhiệt (năng lượng), nhiên liệu, và oxy hoặc chất xúc tác như oxy (tốc độ). Lấy đi một trong những yếu tố này thì lửa sẽ tắt. Các nhân viên cứu hỏa thường dập lửa bằng yếu tố nhiệt thông qua việc dùng nước, lấy đi năng lượng của nó. Đối với các đám cháy nhỏ hơn, chúng ta có thể làm giảm khả năng đốt cháy nhanh chóng bằng carbon dioxit (trong bình chữa cháy) hoặc ngăn ngọn lửa tiếp cận với nhiên liệu (bình chữa cháy bột khô).

Trong trường hợp khủng hoảng truyền thông, có lỗi gì đó đã xảy ra và thương hiệu của bạn đang “cháy”. Một việc gì đó mà bạn gây ra hoặc bạn chịu trách nhiệm – nhiên liệu, kết hợp với trào lưu của dư luận – nhiệt, năng lượng. Cộng với tốc độ phản ứng của bạn với tình huống này – chất xúc tác. Cũng như những đám cháy thực sự, nếu bạn bạn dập lửa bằng bất kì nguồn nào trên đây, thì bạn sẽ phá vỡ phản ứng dây chuyền gây cháy và lửa sẽ tự tắt.

Case Study Khủng Hoảng Truyền Thông http://cafef.vn/united-airlines-dat-thoa-thuan-den-bu-voi-bac-si-goc-viet-giau-so-tien-boi-thuong-20170428093047298.chn

Ba cách để chống lại khủng hoảng truyền thông cũng tương tự như cách chúng ta đưa vào thế giới thực những trận hỏa hoạn như vậy:

Kiến thức

Khủng hoảng truyền thông tương tự với việc ngăn cản nhiên liệu tiếp xúc với lửa. Bằng cách cung cấp đúng kiến thức và thông tin, bạn sẽ lấy đi tin đồn và tin truyền miệng. Thông thường trong một cuộc khủng hoảng, mọi người tin vào những nghi ngờ của riêng mình. Không suy đoán từ sự thật, và không tưởng tượng bằng lý trí.

Tốc độ

Khủng hoảng truyền thông giống như việc ngăn cản oxy gặp lửa. Bạn phản ứng và đáp trả càng nhanh, thì cơ hội để vượt lên và nắm quyền kiểm soát càng cao. Tốc độ rất quan trọng trong hầu hết các cuộc khủng hoảng và tránh được một vụ nổ có thể xảy ra khi chúng bị kiểm soát chậm lại và có thể quản lý được bằng cách đi trước chu kỳ tin tức và biến một câu chuyện rôm rả thành “tin cũ”.

Sở hữu

Khủng hoảng truyền thông giống như việc làm giảm nhiệt cho lửa. Chịu trách nhiệm hoặc nắm bắt một tình huống, đứng trước đám đông, và xem xét bạn đã làm hoặc những gì bạn sẽ làm để ngăn chặn sự cố xảy ra lần nữa. Điều này tránh được vòng luẩn quẩn, trong đó những người khác có thể đổ lỗi – bằng cách đứng trước nó và nắm bắt, điều duy nhất họ có thể làm là đồng ý với bạn.

Cuối cùng, giống với các đám cháy trong thế giới thực, bạn càng thực hiện hiệu quả các phương pháp khủng hoảng truyền thông này, lửa càng nhanh nhỏ lại và bạn có thể dập tắt nó nhanh hơn. Dập lửa chỉ bằng một trong ba yếu tố và nó sẽ tắt, nhưng nó có thể mất một khoảng thời gian để tắt và vẫn làm thiệt hại. Ngăn chặn một đám cháy bằng cả ba yếu tố và nó sẽ biến mất gần như ngay lập tức. Trong khủng hoảng truyền thông, hãy đứng ra chịu trách nhiệm và truyền đạt kiến thức bằng sự bình tĩnh tuyệt vời, và bạn có thể ngăn chặn lửa trong khi đó vẫn chỉ là một vài tia lửa.

5 cách nâng cao hình ảnh công ty

Có rất nhiều cách để các công ty có thể tiếp cận với cơ sở khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại của họ. Tuy nhiên, mặc dù đã có những thuận lợi về tính di động, thì Web và các phương tiện truyền thông xã hội đã giúp đỡ các tổ chức truyền tải thông điệp, điều này đã giúp khách hàng dễ dàng nhận được thông tin. Đôi khi đây không phải là một điều tốt.

Các tổ chức phải đạt được sự cân bằng khi sử dụng tất cả các công cụ nhằm tạo ra một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp. Ấn tượng đầu tiên luôn quan trọng nhất và người tiêu dùng ngày nay sẽ không ngần ngại chuyển sang sản phẩm khác nếu họ không thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm hoặc nếu họ không thích những gì họ tìm thấy.

Dưới đây là năm cách đơn giản nhưng cực kì quan trọng mà các tổ chức có thể sử dụng nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo ra phản ứng tích cực.

Tích cực hiện diện trên mạng xã hội: Mọi công ty trên thế giới hiện đại đều cần có sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này không chỉ đơn giản là ném lên Facebook hoặc LinkedIn hay chạy quảng cáo nhân nhịp lễ tết. Mạng xã hội cho phép tương tác với các nhóm đối tượng. Công ty nên có người thường xuyên tương tác trên các trang mạng xã hội. Họ nên phản ứng và tương tác với cộng đồng. Và họ cần phải đẩy mạnh nội dung giáo dục và có liên quan và phù hợp với doanh nghiệp của mình. Đó là tất cả về xây dựng một cộng đồng đáng tin cậy – cảm giác như đây là một chặng đường dài.

Hình thức Trang web: Cũng giống như vậy, trang web có thể là ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng tiềm năng về tổ chức của bạn. Trang web phải linh hoạt, chứa thông tin về ngành và công ty được cập nhật liên tục, và bao gồm bất kỳ nguồn cấp dữ liệu hoặc blog có chứa nội dung liên quan. Đó là nền tảng để một người nào đó biết rõ hơn về bạn. Trang web của bạn nên mời họ đến và tìm hiểu thêm. Những trang web thiết kế không đẹp mắt hoặc lạc hậu, trang web trì trệ sẽ làm cho khách hàng tiềm năng quay lưng nhanh hơn.

Tư duy lãnh đạo: Hãy xem xét kỹ lưỡng nội dung mà đội marketing đang làm. Có phải tất cả các sản phẩm và dịch vụ liên quan? Hoặc là nội dung mà bạn đang tạo ra – thông qua trang web, các xu hướng xã hội hoặc chiến dịch tiếp thị qua email – giáo dục? Bạn đang cung cấp giá trị hay chỉ là spam? Người dùng rất am hiểu và tinh vi. Các công ty thông minh sử dụng những phương cách marketing này để đẩy mạnh nội dung giáo dục, phân tích, nghiên cứu, các bài báo trắng – phù hợp với hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Điều này tạo ra một trải nghiệm thương hiệu tích cực hơn bởi vì việc này sẽ giáo dục công chúng và cũng không làm họ thấy phiền.

Văn hóa doanh nghiệp: tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp  thường bị bỏ qua trong thế giới kỹ thuật số nhanh ngày nay. Ngày nay, thông tin lan truyền rất nhanh. Nhân viên có kinh nghiệm làm việc tích cực chia sẻ một điều gì đó trên trang cá nhân và thông tin sẽ được truyền đi. Ngược lại, những nhân viên bị đối xử không tốt hoặc cảm thấy bị lợi dụng cũng sẽ chia sẻ như vậy. Cách bạn điều hành công ty đang được “trưng” ra cho cả thế giới thấy. Các công ty sẽ muốn kinh doanh với các công ty có cùng tư duy mà đó chính là có cùng giá trị.

Quản lí tiếp cận: Cũng giống như mỗi nhân viên là thương hiệu của công ty, điều này cũng đúng đối với các giám đốc điều hành cấp C. Nếu bạn ở cấp C, bạn cần phải chứng tỏ. Bạn nên làm việc với marketing để tên tuổi của mình được hiện diện với tư cách là một nhà lãnh đạo trong ngành đáng tin cậy. Việc này bao gồm các blog của công ty, trò chuyện và khả năng tiếp cận với báo chí kinh doanh. Sách  trắng nên được sản xuất ở nơi bạn được trích dẫn. Bạn nên bàn tại các hội nghị của ngành, tham gia vào đàm phán bàn tròn và webcast. Khi khách hàng tiềm năng nhìn thấy CEO hoạt động trong ngành mà họ đang làm và là nhà lãnh đạo lý tưởng, thì điều này sẽ làm cho họ tin tưởng hơn về công ty.

Posted in PR

Nghề Marketing sẽ làm gì?

Khi muốn tìm việc và cơ hội việc làm đến, thường thường bạn sẽ nghĩ ngay đến marketing và có thể bạn sẽ tự hỏi vị trí marketing gồm những việc gì và họ sẽ làm gì?

Nghề marketing rất vui và thú vị. Hầu hết những người làm trong lĩnh vực marketing đều cho rằng nghề có rất nhiều thử thách và đa phần các marketer luôn muốn như vậy. Lý do là marketing thay đổi không ngừng, luôn luôn có những kỹ thuật mới để học hỏi và chiến lược để nghiên cứu.

Cần làm gì để thành công trong nghề marketing?

Khi có người nói với bạn rằng họ làm nghề marketing, thì sẽ có hàng trăm loại công việc khác nhau mà họ có thể nói đến. Các công việc trong marketing rất phong phú và đa dạng dựa trên công ty, cấu trúc, và loại vị trí mà bạn đang tìm kiếm.

Marketing account manager và chuyên viên marketing account là hai nghề của marketing. Ở những vị trí này, người ta thường liên hệ với một khách hàng cụ thể và là nơi liên lạc giải quyết tất cả các vấn đề hàng ngày. Một nhiệm vụ khác của vị trí này là xác định các chiến lược marketing cho công ty nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh. Họ xem bạn như thể bạn là cố vấn, họ sẽ cảm thấy tự tin khi biết rằng bạn biết làm thế nào là tốt nhất để tiếp thị sản phẩm của họ. Khi khách hàng cần bạn, họ trông chờ bạn sẽ có mặt ngay lập tức.

Bạn phải giỏi giao tiếp và luôn là người giữ mối liên kết giữa nhóm của mình và khách hàng. Có nhiều người có kỹ năng thuần thục  trong nhóm cực kì quan trọng đối với những vị trí này vì bạn phải đối mặt với khách hàng liên tục.

Ngoài ra còn có các công việc marketing khác mà bạn không cần phải làm việc với khách hàng.

10 Sách Marketing hay nhất: http://cafebiz.vn/thuong-hieu/10-cuon-sach-marketing-hay-nhat-moi-thoi-dai-20141027161244485.chn

Nghề nghiệp hoặc vị trí mà ít người có thể định hướng hơn có thể là những người đó là quản lý marketing sản phẩm hoặc quản lý marketing thương hiệu. Bạn có thể báo cáo cho quản lý khách hàng người mà phục vụ trực tiếp với khách hàng và bạn sẽ làm việc trong văn phòng mà không cần phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Các vị trí này sẽ có một người chịu trách nhiệm am hiểu tường tận về thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể. Bạn sẽ giúp lập các chiến lược cụ thể dựa trên sản phẩm hoặc thương hiệu và hiểu rõ cách bạn có thể quảng cáo và marketing sản phẩm của mình. Bạn sẽ nhìn vào thị trường, thu thập thông tin về những đối tượng muốn mua sản phẩm cụ thể đó và điều gì thúc đẩy sản phẩm bán ra. Bạn có thể làm bài thuyết trình để xác nhận việc nghiên cứu của bạn đề người quản lý có thể hiểu rõ và sau đó truyền đạt với khách hàng. Bạn có thể chịu trách nhiệm cho việc lên lịch cho một kế hoạch marketing hoàn chỉnh từ đầu đến cuối bao gồm ngân sách, truyền thông và sắp xếp các ấn phẩm quảng các. Những công việc này cung cấp cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị.

Người quản lý marketing là những người ra quyết định. Họ quản lý một tổ chức marketing tổng thể và cũng có những người cấp dưới phụ trách những việc khác nữa.

Thông thường, vị trí quản lý marketing sẽ yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm so với các vị trí marketing khác và có thể được thăng tiến lên vị trí marketing sau khi chứng minh được năng lực của mình.

Một nghề trong lĩnh vực marketing có thể cho bạn nhiều định hướng khác nhau. Tiếp thị bao gồm nhiều khía cạnh và hoạt động. Bạn sẽ thấy rằng có nhiều cơ hội trong marketing, liệu đây có phải là công việc phù hợp với bạn? Khám phá các cơ hội nghề nghiệp khác nhau và quyết định việc nào làm bạn hứng thú và phù hợp với bạn nhất. Các công việc tiếp thị được đưa ra, nhưng thị trường việc làm thì nhỏ. Nghiên cứu và tìm kiếm công việc phù hợp với bạn. Một khi bạn tìm thấy, bạn sẽ cần phải marketing bản thân để đứng ra khỏi đám đông để thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên. Chỉ cần nhớ, nếu bạn không thể tiếp thị cho chính mình, thì bạn sẽ rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp với vị trí marketing đó, vì vậy, hãy thật sáng tạo.

Vai trò của quan hệ công chúng trong truyền thông trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Giám đốc điều hành và ban quản trị doanh nghiệp đang tranh cãi với truyền thông về các sáng kiến liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và về vai trò của phòng quan hệ công chúng trong truyền thông CSR. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai là người có khả năng truyền thông chương trình CSR hiệu quả nhất và phương pháp nào phù hợp nhất để chuyển tải thông điệp CSR của công ty.

Một số nhà quản trị truyền thống khẳng định phòng truyền thông doanh nghiệp hoặc phòng quan hệ công chúng chỉ đơn thuần quảng bá ra thị trường rằng công ty đang tự quảng cáo mình một cách tự nhiên và “đánh bóng” một vấn đề cụ thể nào đó. Một số nhà quản trị khác mà đã từng tham gia các khóa học về truyền thông lại cho rằng các bộ phận này cũng rất giỏi trong việc xử lý các vấn đề phức tạp về truyền thông liên quan đến các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hãy xem xét các chuyên gia quan hệ công chúng trong trong lĩnh vực truyền thông trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đưa ra lập luận:

– Quan hệ công chúng được xem là người truyền tải chiến lược: Trong khi lịch sử quan hệ công chúng có thể gồm nhiều góc nhìn của “công chúng” và “báo chí”, thì ngành quan hệ công chúng đã vượt ra khỏi chức năng thu hẹp mang tính chiến thuật và vươn lên định vị như là truyền thông chiến lược. Giờ đây, các chuyên viên quan hệ công chúng thực hiện vai trò như “người chỉ đạo” các chiến lược truyền thông nhằm thúc đẩy sứ mệnh quan trọng của doanh nghiệp. Các chuyên gia quan hệ công chúng có quyền sửa đổi vào bảng quyết định CSR nhằm có được những hiểu biết sâu sắc về việc xây dựng và triển khai chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, điều này sẽ gây ấn tượng với các bên liên quan chính.

– Thấu hiểu các bên liên quan trong và ngoài doanh nghiệp: Chuyên viên quan hệ công chúng thuộc vào một vị trí đặc biệt đặc trưng nhờ kiến thức phong phú về các nhu cầu biến đổi của các bên liên quan trong một chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Với lợi ích của các nguyên tắc và thực tiễn nghiên cứu âm thanh, chuyên viên PR đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về phương thức và nội dung giao tiếp với nhà đầu tư, thị trường, nhân viên và các bên liên quan lớn trong chương trình trách nhiệm xã hội.

– Truyền thông số hóa nhằm tối đa hiệu quả: Với sự bùng nổ thông tin 24/7 trên các trang mạng xã hội, blog cộng đồng trực tuyến, nhu cầu của các trang web công ty và yêu cầu bắt buộc về báo cáo xã hội, chuyên viên quan hệ công chúng có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ và truyền thông đối thoại. Các chuyên viên này có thể cung cấp những hiểu biết về chiến lược có giá trị và các nguồn lực thực tiễn cho các nhà quản lý tìm cách thông báo và nhượng quyền cho các bên liên quan.

– Các tiêu chuẩn về quy tắc đạo đức nghề nghiệp: Các chuyên viên quan hệ công chúng hiện đại hoạt động trong một môi trường truyền thông phức tạp và đôi khi rất lộn xộn điều này khó có thể thu hút các những người làm truyền thông thật thà. Các chuyên viên này luôn tuân thủ không chỉ các quy tắc ứng xử nội bộ mà còn bởi các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp bên ngoài. Việc nhìn nhận và tuân thủ các quy tắc này rốt cuộc làm tăng truyền thông CSR lên một tầm đạo đức cao hơn có thể chịu được sự kiểm soát đáng kể bên ngoài.

– Tính minh bạch và báo cáo xã hội của doanh nghiệp: Nếu CSR thực sự được gắn liền với chiến lược truyền thông doanh nghiệp, thì các chuyên viên quan hệ công chúng cung cấp nền tảng phản hồi về những yêu cầu thường xuyên của sứ mệnh công ty thông qua việc truyền thông nhất quán.

10 cách phân biệt quảng cáo và PR

Nếu bạn đang tìm việc hoặc cố gắng quảng bá công ty mình thì bạn đang phân vân giữa quảng cáo so với quan hệ công chúng. Hai ngành này rất khác nhau dù chúng thường bị nhầm lẫn là một.

10 đặc điểm sau đây chỉ sơ lược vài điểm khác biệt giữa quảng cáo và quan hệ công chúng, nhưng chúng cung cấp cho bạn nền tảng tốt cho hai lĩnh vực khác biệt này.

  1. Trả tiền và miễn phí

– Quảng cáo: Công ty phải trả tiền cho chuyên mục quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo sẽ lên sóng hoặc được phát hành.

– PR: Việc của bạn là đăng tin miễn phí cho công ty. Từ các buổi họp báo cho đến thông cáo báo chí, bạn đang tập trung vào việc tiếp xúc truyền thông miễn phí cho công ty và các sản phẩm/dịch vụ của công ty.

  1. Giới hạn sự sáng tạo và không giới hạn

– Quảng cáo: vì bạn trả tiền cho chuyên mục quảng cáo cho nên bạn có quyền kiểm soát sự sáng tạo đối với những gì bạn quảng cáo.

– PR: Bạn không thể kiểm soát cách mà phương tiện truyền thông trình bày thông tin nếu họ quyết định sử dụng thông tin của bạn. Họ không bắt buộc phải tham dự sự kiện hoặc đăng bài thông cáo báo chí chỉ vì nhà báo đâu quan tâm bạn đã gửi gì cho họ.

Hướng dẫn viết bài PR hay: https://www.moa.edu.vn/cach-viet-bai-pr-hieu-qua-nhat

 

  1. Hạn sử dụng

– Quảng cáo: Vì bạn trả tiền cho quảng cáo nên bạn có thể chạy quảng cáo ngắn hạn hoặc dài hạn miễn là ngân sách bạn cho phép. Quảng cáo thường có “hạn sử dụng” lâu hơn thông cáo báo chí.

– PR: Bạn sẽ gửi thông cáo báo chí về sản phẩm mới một lần, rồi gửi tiếp thông cáo báo chí cho buổi họp báo một lần nữa. Độ bao phủ PR bạn nhận được chỉ được lưu hành một lần. Biên tập viên sẽ không xuất bản ba hay bốn lần cùng một thông cáo báo chí trên tạp chí của họ.

  1. Người tiêu dùng khôn ngoan

– Quảng cáo: Người tiêu dùng biết rằng khi họ đang xem quảng cáo thì họ đang bị thuyết phục để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. “Người tiêu dùng hiểu rằng chúng tôi đã trả tiền để truyền tải thông điệp bán hàng đến với họ, và thật không may, người tiêu dùng thường xem thông điệp bán hàng rất thận trọng”, Paul Flowers, Chủ tịch tập đoàn Flowers & Partners cho biết. “Rốt cuộc, họ biết rằng chúng tôi đang cố bán hàng.”

– PR: Khi ai đó đọc bài báo do bên thứ ba viết về sản phẩm của bạn hoặc xem phạm vi phủ sóng của sự kiện trên TV thì họ sẽ thấy thứ mà bạn không phải trả bằng tiền quảng cáo và xem nó một cách rất khác với quảng cáo trả tiền.

Flowers cho biết: “Chúng tôi có thể tạo ra sự tín nhiệm lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ của khách hàng khi chúng tôi nhờ sự chứng thực của bên thứ ba thông qua các phương tiện truyền thông độc lập”.

  1. Sáng tạo và trải nghiệm

– Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn sẽ thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo và vật dụng hỗ trợ quảng cáo mới.

– PR: trong quan hệ công chúng, bạn phải có khả năng sàng lọc thông tin và tạo ra tin “hot” thông qua tin tức đó. Bạn thể hiện sự sáng tạo của mình, trong phạm vi, bằng cách bạn tìm kiếm tin tức mới để phát hành cho giới truyền thông.

  1. “Trong nhà” và “ngoài phố”

– Quảng cáo: Nếu bạn đang làm việc tại công ty quảng cáo, thông tin liên hệ chính của bạn là đồng nghiệp và khách hàng của công ty. Nếu bạn mua và lên kế hoạch quảng cáo thay cho khách hàng thì bạn cũng sẽ làm việc với những người làm kinh doanh quảng cáo trên báo.

– PR: Bạn sẽ giao tiếp với giới truyền thông và phát triển mối quan hệ với họ. Thông tin liên lạc của bạn không giới hạn trong giao tiếp nội bộ. Bạn sẽ liên lạc thường xuyên với các tòa soạn báo in và đài truyền hình.

  1. Khán giả mục tiêu và nhà báo tiềm năng

– Quảng cáo: Bạn đang tìm kiếm khán giả mục tiêu và quảng cáo phù hợp với họ. Giống như việc bạn không thể quảng cáo chương trình cho phụ nữ trên tạp chí thể thao dành cho nam giới.

– PR: Bạn phải có cái nhìn và các biên tập viên phù hợp giúp họ sử dụng thông tin để viết bài, để gửi thông cáo báo chí hoặc thuyết phục họ tham dự sự kiện của bạn.

  1. Giới hạn và không giới hạn mối quan hệ

– Quảng cáo: Một vài người trong ngành như chuyên viên account (người nhân yêu cầu từ khách hàng) phải có mối quan hệ với khách hàng. Một vài người khác như copywriter hoặc thiết kế đồ họa thì không cần phải gặp khách hàng.

– PR: Trong quan hệ công chúng, bạn phải đối diện với cả giới truyền thông. Người làm PR không phải lúc nào cũng cần tin tốt.

Nếu xảy ra tai nạn tại công ty, bạn phải đưa ra thông báo hoặc phỏng vấn bằng camera với các nhà báo. Bạn có thể đại diện cho công ty như người phát ngôn tại sự kiện. Hoặc bạn có thể làm quan hệ cộng đồng để cho công chúng thấy công ty của bạn đang tích cực tham gia vào những hoạt động có ích, cam kết với thành phố và người dân.

  1. Sự kiện đặc biệt

– Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn sẽ không cần làm quảng cáo giống như tự khen sản phẩm của công ry mình. Đây là việc mà phòng PR của bạn phải làm.

– PR: Nếu bạn đang tài trợ một sự kiện, bạn có thể gửi thông cáo báo chí và giới truyền thông có thể quảng bá cho nó. Họ có thể đăng tin hoặc tham gia sự kiện.

  1. Phong cách viết bài

– Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay! Gọi điện ngay hôm nay! Đây là tất cả những gì bạn đề cập trong quảng cáo. Bạn muốn sử dụng các từ gây chú ý để khuyến khích mọi người mua sản phẩm của mình.

– PR: Bạn viết bài một cách nghiêm túc với định dạng rõ ràng. Bất kỳ thông điệp thương mại trắng trợn nào trong bài viết đều bị giới truyền thông bỏ qua.

 

 

Posted in PR

Các loại hình quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng (PR) là phương thức quản lý luồng thông tin giữa cá nhân hoặc tổ chức với công chúng. Quan hệ công chúng tạo cơ hội tổ chức hoặc cá nhân giao tiếp với công chúng mục tiêu thông qua việc sử dụng các chủ đề cộng đồng đang quan tâm và các mẩu tin mà không cần thanh toán trực tiếp. Mục đích của phòng quan hệ công chúng trong một công ty thường là thuyết phục công chúng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên liên quan khác duy trì hình ảnh nhất định liên quan đến chính công ty đó, lãnh đạo, sản phẩm hay các quyết định mang tính chính trị. Các hoạt động chung bao gồm phát biểu tại họp báo, giành các giải thưởng trong ngành, làm việc với báo chí, và truyền thông cho nhân viên.

Quan hệ với truyền thông bao gồm những việc liên quan đến giao tiếp với các phương tiện truyền thông khác nhau nhằm mục đích thông tin cho công chúng về nhiệm vụ, chính sách và phương thức thực hiện của tổ chức một cách tích cực, nhất quán và đáng tin cậy. Thông thường, điều này có nghĩa là phối hợp trực tiếp với những người có trách nhiệm làm tin tức và các tính năng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mục tiêu của quan hệ truyền thông là tối đa hóa độ bao phủ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không phải thanh toán trực tiếp thông qua quảng cáo.

Nhiều người sử dụng thuật ngữ “quan hệ công chúng” và “quan hệ truyền thông” để thay thế cho nhau; Tuy nhiên, làm như vậy là không chính xác. “Quan hệ truyền thông” là mối quan hệ mà một công ty hoặc tổ chức xây dựng, phát triển với nhà báo, trong khi “quan hệ công chúng” là việc mở rộng mối quan hệ đó ra ngoài giới truyền thông để đến với công chúng.

Quản trị quan hệ khách hàng (CMR) là mô hình được triển khai rộng rãi nhằm quản lý sự tương tác của công ty với người tiêu dùng, khách hàng và khách hàng tiềm năng. Phương thức này bao gồm việc sử dụng công nghệ để tổ chức, tự động hóa và đồng bộ hóa quy trình kinh doanh – không những cho hoạt động bán hàng, mà còn cho marketing, dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật. Mục tiêu chung là tìm kiếm, thu hút và giành được khách hàng mới, nuôi dưỡng và duy trì những khách hàng mà công ty đã có, thuyết phục khách hàng cũ trở lại, giảm chi phí marketing và dịch vụ khách hàng. Quản trị quan hệ khách hàng định ra chiến lược kinh doanh toàn công ty bao gồm những phòng ban giao tiếp với khách hàng cũng như các phòng ban khác. Đo lường và đánh giá mối quan hệ với khách hàng cực kì quan trọng trong việc thực hiện chiến lược này.

Hệ thống quản lý quan hệ nhân viên (ERM) có thể được định nghĩa là các hệ thống thông tin hỗ trợ mối quan hệ giữa công ty với nhân viên của công ty đó. Có rấy nhiều thành phần của trong hệ thống quản lý quan hệ nhân viên, và giống như trong quản lý quan hệ khách hàng, mục tiêu của việc hỗ trợ nhân viên trong toàn bộ vòng đời hoạt động của họ trong công ty.

Trong vài năm qua, quản lý quan hệ nhân viên tập trung vào việc tự thiết lập một thăm dò ý kiến; mục đích là để tránh nguy cơ nhân viên từ chối bất kỳ giải pháp công nghệ thông tin nào vì việc kết hợp thông tin từ nhiều bảng tính và cơ sở dữ liệu là rất dài dòng và phải làm thủ công. Thành thật mà nói, việc quản lý tốt quan hệ với nhân viên rất có giá trị đối với công ty và là động lực thúc đẩy hiệu quả hoạt động cả về làm việc độc lập và theo nhóm.

Hệ thống quản lý quan hệ nhân viên là một trong những công cụ SW mà công ty cần có đối với việc phát triển Quản lý Nguồn Nhân lực hướng tới cách tiếp cận Nhân viên với mục đích chính là tạo ra môi trường làm việc kích thích sự tham gia của nhân viên và người quản lý.