10 cách phân biệt quảng cáo và PR

Nếu bạn đang tìm việc hoặc cố gắng quảng bá công ty mình thì bạn đang phân vân giữa quảng cáo so với quan hệ công chúng. Hai ngành này rất khác nhau dù chúng thường bị nhầm lẫn là một.

10 đặc điểm sau đây chỉ sơ lược vài điểm khác biệt giữa quảng cáo và quan hệ công chúng, nhưng chúng cung cấp cho bạn nền tảng tốt cho hai lĩnh vực khác biệt này.

  1. Trả tiền và miễn phí

– Quảng cáo: Công ty phải trả tiền cho chuyên mục quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo sẽ lên sóng hoặc được phát hành.

– PR: Việc của bạn là đăng tin miễn phí cho công ty. Từ các buổi họp báo cho đến thông cáo báo chí, bạn đang tập trung vào việc tiếp xúc truyền thông miễn phí cho công ty và các sản phẩm/dịch vụ của công ty.

  1. Giới hạn sự sáng tạo và không giới hạn

– Quảng cáo: vì bạn trả tiền cho chuyên mục quảng cáo cho nên bạn có quyền kiểm soát sự sáng tạo đối với những gì bạn quảng cáo.

– PR: Bạn không thể kiểm soát cách mà phương tiện truyền thông trình bày thông tin nếu họ quyết định sử dụng thông tin của bạn. Họ không bắt buộc phải tham dự sự kiện hoặc đăng bài thông cáo báo chí chỉ vì nhà báo đâu quan tâm bạn đã gửi gì cho họ.

Hướng dẫn viết bài PR hay: https://www.moa.edu.vn/cach-viet-bai-pr-hieu-qua-nhat

 

  1. Hạn sử dụng

– Quảng cáo: Vì bạn trả tiền cho quảng cáo nên bạn có thể chạy quảng cáo ngắn hạn hoặc dài hạn miễn là ngân sách bạn cho phép. Quảng cáo thường có “hạn sử dụng” lâu hơn thông cáo báo chí.

– PR: Bạn sẽ gửi thông cáo báo chí về sản phẩm mới một lần, rồi gửi tiếp thông cáo báo chí cho buổi họp báo một lần nữa. Độ bao phủ PR bạn nhận được chỉ được lưu hành một lần. Biên tập viên sẽ không xuất bản ba hay bốn lần cùng một thông cáo báo chí trên tạp chí của họ.

  1. Người tiêu dùng khôn ngoan

– Quảng cáo: Người tiêu dùng biết rằng khi họ đang xem quảng cáo thì họ đang bị thuyết phục để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. “Người tiêu dùng hiểu rằng chúng tôi đã trả tiền để truyền tải thông điệp bán hàng đến với họ, và thật không may, người tiêu dùng thường xem thông điệp bán hàng rất thận trọng”, Paul Flowers, Chủ tịch tập đoàn Flowers & Partners cho biết. “Rốt cuộc, họ biết rằng chúng tôi đang cố bán hàng.”

– PR: Khi ai đó đọc bài báo do bên thứ ba viết về sản phẩm của bạn hoặc xem phạm vi phủ sóng của sự kiện trên TV thì họ sẽ thấy thứ mà bạn không phải trả bằng tiền quảng cáo và xem nó một cách rất khác với quảng cáo trả tiền.

Flowers cho biết: “Chúng tôi có thể tạo ra sự tín nhiệm lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ của khách hàng khi chúng tôi nhờ sự chứng thực của bên thứ ba thông qua các phương tiện truyền thông độc lập”.

  1. Sáng tạo và trải nghiệm

– Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn sẽ thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo và vật dụng hỗ trợ quảng cáo mới.

– PR: trong quan hệ công chúng, bạn phải có khả năng sàng lọc thông tin và tạo ra tin “hot” thông qua tin tức đó. Bạn thể hiện sự sáng tạo của mình, trong phạm vi, bằng cách bạn tìm kiếm tin tức mới để phát hành cho giới truyền thông.

  1. “Trong nhà” và “ngoài phố”

– Quảng cáo: Nếu bạn đang làm việc tại công ty quảng cáo, thông tin liên hệ chính của bạn là đồng nghiệp và khách hàng của công ty. Nếu bạn mua và lên kế hoạch quảng cáo thay cho khách hàng thì bạn cũng sẽ làm việc với những người làm kinh doanh quảng cáo trên báo.

– PR: Bạn sẽ giao tiếp với giới truyền thông và phát triển mối quan hệ với họ. Thông tin liên lạc của bạn không giới hạn trong giao tiếp nội bộ. Bạn sẽ liên lạc thường xuyên với các tòa soạn báo in và đài truyền hình.

  1. Khán giả mục tiêu và nhà báo tiềm năng

– Quảng cáo: Bạn đang tìm kiếm khán giả mục tiêu và quảng cáo phù hợp với họ. Giống như việc bạn không thể quảng cáo chương trình cho phụ nữ trên tạp chí thể thao dành cho nam giới.

– PR: Bạn phải có cái nhìn và các biên tập viên phù hợp giúp họ sử dụng thông tin để viết bài, để gửi thông cáo báo chí hoặc thuyết phục họ tham dự sự kiện của bạn.

  1. Giới hạn và không giới hạn mối quan hệ

– Quảng cáo: Một vài người trong ngành như chuyên viên account (người nhân yêu cầu từ khách hàng) phải có mối quan hệ với khách hàng. Một vài người khác như copywriter hoặc thiết kế đồ họa thì không cần phải gặp khách hàng.

– PR: Trong quan hệ công chúng, bạn phải đối diện với cả giới truyền thông. Người làm PR không phải lúc nào cũng cần tin tốt.

Nếu xảy ra tai nạn tại công ty, bạn phải đưa ra thông báo hoặc phỏng vấn bằng camera với các nhà báo. Bạn có thể đại diện cho công ty như người phát ngôn tại sự kiện. Hoặc bạn có thể làm quan hệ cộng đồng để cho công chúng thấy công ty của bạn đang tích cực tham gia vào những hoạt động có ích, cam kết với thành phố và người dân.

  1. Sự kiện đặc biệt

– Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn sẽ không cần làm quảng cáo giống như tự khen sản phẩm của công ry mình. Đây là việc mà phòng PR của bạn phải làm.

– PR: Nếu bạn đang tài trợ một sự kiện, bạn có thể gửi thông cáo báo chí và giới truyền thông có thể quảng bá cho nó. Họ có thể đăng tin hoặc tham gia sự kiện.

  1. Phong cách viết bài

– Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay! Gọi điện ngay hôm nay! Đây là tất cả những gì bạn đề cập trong quảng cáo. Bạn muốn sử dụng các từ gây chú ý để khuyến khích mọi người mua sản phẩm của mình.

– PR: Bạn viết bài một cách nghiêm túc với định dạng rõ ràng. Bất kỳ thông điệp thương mại trắng trợn nào trong bài viết đều bị giới truyền thông bỏ qua.

 

 

Posted in PR