Hiện nay, ngoài việc giảng dạy những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống, quản lý thời gian… các trường học thường rất chú trọng trong việc giúp học sinh có được những khả năng tư duy cần thiết cho cuộc sống như: lateral thinking, creative thinking…Bài viết này sẽ giới thiệu cho lateral thinking là gì? Và một số những loại hình tư duy phổ biến ngày nay.
Lateral Thinking là gì?
Lateral Thinking còn gọi là tư duy ngoại biên hay tư duy phi tuyến tính. Đây là cách giải quyết vấn đề thông qua các tiếp cận gián tiếp và vận dụng sự sáng tạo, nếu như sử dụng theo cách tư duy logic thông thường thì không thể giải quyết được. Mọi người thường sử dụng Lateral Thinking để chuyển một ý tưởng đã biết thành những ý tưởng mới.
Khi suy nghĩ một ý tưởng hay giải quyết một vấn đề nào đó, bạn không thể có câu trả lời khi chỉ dựa vào những lập luận mà thay vào đó hãy “đào sâu” vấn đề bằng cách sử dụng tư duy ngoại biên. Bạn có thể sẽ khám phá được mấu chốt khi suy nghĩ rộng hơn và không bị gò bó bởi chính giả thuyết mà vấn đề đặt ra.
Các kiểu tư duy
Tư duy sáng tạo (Creative Thinking)
Tư duy sáng tạo được hiểu là khả năng sáng tạo, linh hoạt trong việc tìm ra các phương án và giải quyết mới, không theo kiểu tư duy lối mòn. Hiện nay, trong bất kỳ ngành nghề nào như giảng dạy, xây dựng, kinh tế, nghệ thuật…đòi hỏi bạn phải là người có khả năng sáng tạo. Chẳng hạn, khi làm trong lĩnh vực marketing, bạn cần phải có sự sáng tạo để đưa ra những chiến lược quảng cáo mới, những xu hướng mới cho từng sản phẩm khác nhau. Không thể dùng chung một chiến lược tiếp thị cho tất cả các ngành hàng.
Nhờ có tư duy sáng tạo mà ngày này chúng ta được sống trong một thời đại thông minh, hiện đại với rất nhiều những sản phẩm công nghệ mới được phát minh. Chính vì thế, sáng tạo là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho quá trình học tập cũng như làm việc của bạn.
Tư duy phản biện (Critical Thinking)
Tư duy phản biện còn gọi là kiểu tư duy tổng hợp hay tư duy phân tích. Kiểu tư duy này được vận dụng bằng cách đánh giá và phân tích một thông tin theo những khía cạnh khác nhau, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra. Theo đó, những lập luận phải có tính logic, chính xác và tỉ mỉ.
Những người có tư duy phản biện thường có khả năng quan sát tốt, nhìn và hiểu được vấn đề. Theo đó, họ có thể nhận thấy được những lỗi sai giữa các lập luận, từ đó có thể nhận dạng và đánh giá các lập luận, tạo nên một cách giải quyết vấn đề có hệ thống. Bên cạnh đó, họ có thể xem xét phân tích và đánh giá những lập luận, quan điểm của người khác.
Có thể nói, tư duy phản biện thường được sử dụng để phản đối lại những lỗi sai trong cách suy nghĩ và quan điểm của người khác. Tuy nhiên, nó không phải được sử dụng để tranh cãi hay chỉ trích người khác, mà thay vào đó tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong việc góp ý và mang tính xây dựng đúng đắn. Tư duy phản biện giúp mọi người có thể thu nạp thêm thông tin, kiến thức, củng cố các lập luận qua đó có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Tư duy logic
Tư duy logic là khả năng suy luận của não bộ khi nhìn nhận các sự vật có những điểm liên quan với nhau, qua đó giúp bạn có thể sắp xếp sự việc một cách chặt chẽ và phù hợp. Tư duy logic có tầm quan trọng trong việc học tập cũng như làm việc của con người. Chẳng hạn, khi gặp một bài toán khó, bạn phải áp dụng tư duy logic để sàng lọc ra những điểm liên quan để đưa ra cách tối ưu nhất để giải quyết.
Lateral Thinking là một trong những loại hình tư duy đòi hỏi bạn phải có những suy luận vượt ra khỏi giả thiết mà vấn đề đưa ra, để tìm một cách giải quyết hoàn toàn mới và sáng tạo. Với những chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã không còn thắc mắc lateral thinking là gì và một số kiểu tư duy phổ biến khác đúng không nhỉ?