Nghề PR là làm gì?

Nhà sử học Daniel J. Boorstin có câu: “Một số người vĩ đại bẩm sinh, một số người cố gắng để vĩ đại, và những người khác nhờ người làm PR”. Ý của ông là gì? Trong quan hệ công chúng (PR), công việc của bạn là làm cho khách hàng cảm thấy “vĩ đại” mà không để cho mọi là bạn làm.

Tất nhiên, những người trong ngành PR làm nhiều thứ hơn ngoài việc làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng. Họ phát biểu thay mặt cho khách hàng; thông báo cho các bên; cung cấp kiến thức cho công chúng về các vấn đề quan trọng; làm hạn chế những thông tin tiêu cực có hại cho công chúng; và thường đại diện cho khách hàng phát biểu trước nhiều công chúng mục tiêu, bao gồm cả các phương tiện truyền thông nhằm có được sự công khai thuận lợi nhất có thể.

Mặc dù một vài ngừoi sử dụng cụm từ “quảng cáo” và “PR” thay cho nhau nhưng như vậy là không hoàn toàn chính xác. Quảng cáo đòi hỏi phải mua chuyên mục quảng cáo hoặc đặt quảng cáo trên một khung giờ phát sóng cụ thể, chẳng hạn như chương trình truyền hình, xuất bản, hoặc trang web, và tạo ra những thông điệp được kiểm soát trong đó. Mặt khác, quan hệ công chúng bao gồm các hoạt động khác và các loại thông điệp – thường được các phương tiện truyền thông truyền tải – giúp nâng cao tính minh bạch và danh tiếng của chủ thể. Và trong nhiều ngành, đây là lĩnh vực phát triển nhanh chóng.

Bạn phù hợp với nghề PR không? http://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/440-10-dau-hieu-chung-to-ban-phu-hop-nghe-PR

Bạn sẽ làm gì?

Hàng ngày, những người làm PR tìm cách để truyền thông điệp thích hợp đến đối tượng của họ. Việc này có thể bao gồm lên kế hoạch sự kiện hoặc trò chuyện. Bạn có thể sẽ phải “đấu thầu” ý tưởng câu chuyện với phóng viên để làm cho họ quan tâm đến việc lên sóng chủ đề của khách hàng hoặc công ty bạn. Ngoài ra, bạn còn có thể lập ra chiến lược  chương trình truyền thông tổng thể – về bản chất, điều bạn sẽ phát hành khi nào. Ví dụ: các công ty sản phẩm hàng tiêu dùng có thể tung ra các sản phẩm hoặc chiến dịch sản phẩm mới nhằm kết hợp với ngày nghỉ đặc biệt hoặc những ngày quan trọng khác đối với ngành bán lẻ. Các đội PR của công ty này hầu như luôn tham gia vào các chương trình này, vì họ sẽ tìm kiếm giải pháp mới ngoài những hình thức quảng cáo và bán hàng truyền thống với mục đích đưa ra lời cho khách hàng tiềm năng. Các chuyên gia PR cũng có thể thực hiện chức năng là người phát ngôn của công ty, phổ biến thông tin của công ty cho giới truyền thông hoặc trực tiếp cho công chúng mục tiêu.

Thường thì các chuyên viên quan hệ công chúng sẽ dành nhiều thời gian trong ngày làm việc với giới truyền thông. Bạn sẽ thực hiện cuộc gọi điện thoại, gửi thông cáo báo chí, và lên kế hoạch các góc độ câu chuyện và sự kiện. Các phóng viên, nhà sản xuất, blogger, và những người bảo vệ các phương tiện truyền thông khác có thể không có mối quan hệ tốt với người làm PR, nhưng sự thật họ cần các chuyên viên PR để lấy thông tin mà không có thời gian hoặc ngân sách để thực hiện.

Những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực PR sẽ viết những bài diễn văn, hoạch định thời điểm tốt nhất để công bố sản phẩm mới, làm việc cùng với công ty quảng cáo để định vị các sản phẩm trong tâm trí công chúng, đăng lên blog, viết và xuất bản tin tức, và điều phối các nhóm mạng xã hội… Cùng với việc thay mặt cho khách hàng trước công chúng, các chuyên viên PR cho khách hành trước công chúng, giúp khách hàng hiểu được mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm của công chúng. Họ cũng có thể quản lý khủng hoảng, cố gắng để giảm thiểu thiệt hại gây ra cho khách hàng hoặc danh tiếng của công ty, tuy nhiên, các công ty sẽ nhờ sự tư vấn của các chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông trong các tình huống như vậy.

Ai sẽ làm tốt công việc PR?

Những ai làm tốt công việc PR là những người có kỹ năng giao tiếp tốt, có kỹ năng viết và nói tốt, có khả năng hiểu được nhiều người, tự tin và nghiên cứu nhanh – bạn sẽ cần phải tiếp thu nhanh chóng những gì khách hàng làm nhằm truyền đạt thông điệp của khách hàng một cách hiệu quả. Các chuyên viên PR cũng là những người giỏi tư duy và thuyết phục.

Mặc dù có có nhiều cơ hội “đằng sau hậu trường” như việc nghiên cứu phù hợp với người hướng nội, nhưng hầu hết các công việc trong lĩnh vực PR đều đòi hỏi sự quyết đoán và tính cách hướng ngoại. Nếu bạn biết rằng mình nhút nhát, thì PR có lẽ không phải là nghề nghiệp tốt nhất cho bạn. Một chuyên viên quan hệ công chúng sợ công chúng sẽ không thể đại diện cho khách hàng của mình một cách uy lực được.

 

Posted in PR